Dấu hiệu sinh non và biện pháp phòng ngừa

12/12/2022
Share

Sinh non là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh mạng của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu sinh non để có cuộc vượt cạn an toàn.

Sinh non là gì?

Sinh non hay đẻ non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần. Thông thường, một thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong 9 tháng 7 ngày (tương đương 40 tuần).

Em bé sinh non thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe cũng như khiếm khuyết về nhận thức. Các bé sinh non đều có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe như nhau và cao nhất đối với em bé sinh sớm trước tuần thai thứ 34.

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh non

Nguyên nhân của việc sinh non có thể xuất phát do những bệnh lý trên cơ thể mẹ như:

Mẹ bị viêm đường sinh dục: trong thời gian mang thai nếu mẹ bị viêm nhiễm đường âm đạo sẽ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai.

Mẹ có tiền sử bệnh sinh non: Nếu mẹ mang thai bé đầu lòng thiếu tháng thì khả năng sinh non ở bé thứ hai cũng sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ bình thường khác không có tiền sử sinh non.

Mẹ bị nhiễm trùng ối: Nhiễm trùng ối trong tử cung là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương về não của trẻ. Nhiễm trùng ối còn rất dễ dẫn đến nhiễm trùng trong tử cung đồng thời gây vỡ ối sớm và sinh non.

Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy sinh non có thể là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người bị sinh non đặc biệt là bà ngoại, mẹ hoặc em gái của bạn thì bạn cần đề phòng nguy cơ sinh non của mình khi mang thai.

Thiếu vitamin B9: Một nghiên cứu ở Pháp đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35000 phụ nữ có dùng và không dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm cho thấy nhóm thai phụ sử dụng vitamin hợp lý sẽ giảm được 70% nguy cơ sảy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 của thai kỳ và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần thứ 28-32. Vì vậy, mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin B9 cho cơ thể.

Tử cung bất thường: Tử cung của mẹ bất thường hay bị dị dạng có nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả là trường hợp tử cung đôi. Mẹ có tử cung đôi thì nguy cơ sảy thai, sinh non tăng cao tới 13-14%. Nguyên nhân khác gây sinh non đó là tử cung ngắn với chiều dài nhỏ hơn 25mm. Hiện tượng này có thể do bẩm sinh, kém phát triển hay do nạo phá thai, phẫu thuật cổ tử cung gây ra,…

Mẹ bị viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa sẽ thường đi kèm với chuyển dạ sinh non. Có thể giải thích hiện tượng này là do tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm và sự phóng thích độc tố của vi trùng cùng sự tăng nhiệt độ bất thường,..

Nguyên nhân xảy thai do các yếu tố bên ngoài gồm có: mẹ bầu làm việc quá sức, sống trong môi trường độc hại, mẹ bổ sung dinh dưỡng kém, mẹ quá trẻ (dưới 20t), hoặc đã lớn tuổi (trên 40t), Mẹ không chăm sóc tiền sản đầy đủ.

Phân loại mức độ sinh non

Mức độ sinh non thường được mô tả theo tuổi thai, thông thường sẽ chia ra 4 mức độ:

+ Cực non: Là em bé sinh trước 28 tuần tuổi thai

+ Rất non:  Là em bé sinh ra từ 28 – 31 tuần 6 ngày

+ Non trung bình: Là em bé sinh ra từ 32 – 33 tuần 6 ngày

+ Non muộn: Là em bé sinh ra từ 34 – 36 tuần 6 ngày

Hầu hết trẻ non tháng mức độ vừa và nhẹ (xấp xỉ 80%) tuổi thai từ trên 32 – 37 tuần, cân nặng > 1.500g – 2.500g. Những trẻ này vẫn có nguy cơ tử vong cao vì thiếu chăm sóc cơ bản như: giữ ấm, nuôi dưỡng sữa mẹ, vệ sinh phòng – chống nhiễm khuẩn. Ở những nước thu nhập thấp, khoảng 10 – 13% trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 28 – 32 tuần và hơn một nửa số trẻ này bị tử vong do không được chăm sóc tích cực.

tre sinh non

Những dấu hiệu sinh non

Để giảm thiểu các nguy hiểm do sinh non gây ra, giảm tỷ lên tre sinh non, mẹ cần nắm chắc các dấu hiệu cảnh báo sinh non và xử lý kịp thời trong các trường hợp sau đây:

+ Mẹ thấy đau lưng, đặc biệt phần lưng dưới, có thể đau liên tục hoặc theo từng cơn nhưng không đỡ dù bạn đã thay đổi tư thế hoặc xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách.

+ Thấy xuất hiện các cơ gò tử cung, khoảng 10p lặp lại 1 lần hoặc thường xuyên hơn.

+ Đau quặn phần bụng dưới, cơn đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hóa,…

+ Dịch âm đạo tiết ra nhiều, chảy máu âm đạo nhiều hoặc ít.

+ Triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Bạn cần lập tức liên hệ với bác sỹ hoặc đi khám để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

+ Mẹ cảm thấy áp lực tăng lên ở phần xương chậu và âm đạo.

Gặp phải các triệu chứng sinh non trên đây mẹ cần cẩn trọng, cần phải kiểm tra để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Để cả mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ bầu cần chăm sóc cơ thể thật tốt và lưu ý đến những dấu hiệu thay đổi của cơ thể nhé.

Phòng ngừa sinh non

Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ, của mọi gia đình, các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả:

+ Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.

+ Không nên nhịn tiểu thường xuyên và sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.

+ Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.

+ Giữ chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

+ Khám thai đều đặn.

+ Cần lưu ý theo dõi chặt chẽ để phát hiện những cơn gò tử cung bất thường và đi khám điều trị dự phòng sinh non kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!