Vì sao mẹ bầu tăng cân nhiều vẫn sinh con thiếu cân?

12/12/2022
Share

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân của tình trạng này có thể do bà mẹ ăn nhiều nhưng ăn chưa đủ các loại dưỡng chất dẫn đến thai nhi bị thiếu đa vi chất, chậm phát triển.

Thêm nữa, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng là yếu tố khiến quá trình nuôi thai của người mẹ không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. Trong khi đó, ở nước ta thiếu máu ở phụ nữ mang thai khá phổ biến. Đây là nguyên nhân khiến người mẹ dễ bị nhiễm trùng, sẩy thai, sinh non, băng huyết khi sinh, làm bào thai kém phát triển, tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.

Mẹ hay ăn đêm. Theo các bác sĩ, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, mẹ có thể uống một cốc sữa để ngủ ngon hơn, đồng thời có lợi cho sức khỏe của mẹ và em bé.

Ngoài ra, việc bà bầu tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do các nguyên nhân khác như thai nhi bị rau cuốn cổ, hoặc do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển

Nhau thai kém phát triển. Cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.

Còn một nguyên nhân nữa là do chị em bầu có xu hướng bổ sung vitamin quá sớm. Việc bà bầu bổ sung quá nhiều canxi dẫn đến không những tăng thêm nguy cơ bị sỏi thận và tắc sữa, mà còn khiến cho nhau thai bị canxi hoá quá sớm và không thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng thai.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng khi mang thai ở thời kỳ giữa nên bắt đầu bổ sung vitamin, nhưng tốt nhất là qua ăn uống, nếu phải bổ sung vitamin tổng hợp, cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thai nhi bị nhẹ cân dẫn đến hậu quả gì?

Thai nhi nhẹ cân được gọi là suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này, các cơ quan như da, xương, não…. đều bị ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là khi trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

– Suy dinh dưỡng bào thai: Thai có thể bị chết đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối, suy dinh dưỡng bào thai làm cho não bộ chậm phát triển, sau này trẻ sẽ kém thông minh.

– Trong lúc chuyển dạ: Thai vẫn có thể chết do ngạt hay sang chấn như gẫy xương, liệt thần kinh, xuất huyết não…. Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi máu gây co giật.

– Khi trẻ ra đời: Đó là bất thường về tiêu hóa, thường gặp là tình trạng bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay gây vàng da trong giai đoạn sơ sinh.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính: tim mạch, bệnh chuyển hóa, rối loạn dậy thì…

Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g chết trong những năm đầu đời.

Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai:

Ngay sau khi được bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ bầu cần tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé

– Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm:

Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay sắt, axit folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần tuổi. Với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi nên nói không trong những tháng đầu thai kỳ.

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ:

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý thai kỳ được kiểm soát chặt chẽ là rất cần thiết. Đồng thời, các chế độ làm việc và nghỉ ngơi cũng cần phải hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

– Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi:

Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy ngĩ quá nhiều khiến cho thai nhi khó phát triển. Có thể dành thời gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày

– Sinh hoạt điều độ và hợp lý:

Không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu, bia và thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho thai nhi chậm phát triển. Nếu làm việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp ích thật nhiều để mẹ sớm có biện pháp nâng cao chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hằng ngày của mình cho thật đúng cách, đảm bảo thật tốt cho sự ra đời hoàn hảo nhất của bé yêu.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!