Vận động đúng cách chìa khóa vàng cho sức khỏe người cao tuổi

14/12/2022
Share

Khi bước vào độ tuổi “xế chiều”, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu lão hóa, sức khỏe có dấu hiệu giảm sút nhiều người cao tuổi nghĩ rằng lúc này nghỉ ngơi là cần thiết, vận động chỉ phí sức, tốn calo. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, ở độ tuổi nào, vận động cũng đều rất tốt cho sức khỏe. Việc luyện tập giúp làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ đột quỵ và loãng xương, đồng thời còn giúp trí óc sáng suốt, tinh thần thoải mái.

Lợi ích của vận động đối với sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi vận động thể lực thường xuyên sẽ giúp duy trì, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm như giảm teo cơ, chống loãng xương, thoái hóa khớp, điều hòa huyết áp, cải thiện lưu thông máu, làm giảm lipid máu, chống  béo phì, giảm tăng đường huyết, chống táo bón, thúc đẩy các hoạt động tiêu hóa và bài tiết, giúp cơ thể cải thiện khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng… Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả, phù hợp với người cao tuổi

Việc vận động thể lực thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản xuất các loại Hormone giúp làm giảm các cơn đau, giảm stress, căng thẳng, khiến tinh thần trở nên phấn chấn, tạo sự hưng phấn, ngủ ngon hơn, gia tăng sự tự tin, hạn chế các biểu hiện lo âu, trầm cảm. Như vậy vận động thể lực thường xuyên vừa có lợi cho não, mang đến nhiều lợi ích về thể chất vừa giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tinh thần của người cao tuổi và tốt cho những người mắc các chứng bệnh tâm lý.

Ngoài ra vận động thể lực thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó làm tăng khả năng phòng chống các bệnh nhiễm trùng và cả những bệnh mạn tính không lây. Hoạt động thể lực làm cho tăng cường hoạt động hô hấp, giúp tống các vi khuẩn có hại ra khỏi đường hô hấp. Đồng thời vận động cũng tăng cường các kháng thể, bạch cầu lưu thông trong máu và hệ bạch huyết. Do đó việc phát hiện và phản ứng chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh hơn, sớm hơn, mạnh hơn. Cùng với hiệu ứng tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể tạm thời trong và ngay sau khi tập thể dục có thể ngăn vi khuẩn phát triển, cùng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Chọn bài tập thể dục cho người cao tuổi

Với những người chưa tập luyện bao giờ, nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng rồi tăng dần lên sao cho phù hợp với sức của mình, sau khi khỏe hơn mới tăng thêm thời gian và cường độ luyện tập. Với mục tiêu tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh tim mạch, xương khớp… người cao tuổi có thể lựa chọn những môn thể thao sau để tham gia tập luyện:

Đi bộ

Đi bộ có tác dụng làm giảm huyết áp và giúp ngủ ngon hơn. Đặc biệt, nếu tập môn thể thao này thường xuyên mỗi ngày còn giúp người cao tuổi cải thiện chuyển hóa đường và mỡ, làm cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng nên giảm lượng đường trong máu. Thậm chí, người cao tuổi đang dùng một số thuốc hạ đường máu và Insulin có thể giảm liều dùng nếu đi bộ. Đây cũng là hình thức tập luyện tốt nhất với hệ tim mạch, đồng thời nâng cao thể lực và sức đề kháng.

Đi xe đạp

Ngoài đi bộ, người cao tuổi cũng có thể lựa chọn hình thức đạp xe, giúp săn chắc da, tăng cường cơ bắp, đặc biệt là bắp chân, bắp đùi và phần hông, lưng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 50%,chỉ cần đạp xe khoảng 3km/ ngày.

Đạp xe không những tốt cho tim, còn tốt cho sức khỏe bệnh nhân cao huyết áp, ngăn ngừa được nguy cơ đột quỵ.

Bơi lội

Đây là bộ môn thể thao giúp giảm cân cho người cao tuổi, đồng thời tránh được nguy cơ viêm khớp. Người cao tuổi nên bơi chậm trong thời gian ngắn. Nước sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể, giúp lưu thông khí huyết, giảm đau cơ.

Bóng bàn

Đặc điểm của môn bóng bàn là người chơi chỉ vận động trong không gian hẹp nhưng bóng bàn rất có ích cho hệ tim mạch. Người cao tuổi chơi bóng bàn sẽ nâng cao được khả năng phản xạ, cải thiện sức khỏe và giúp tất cả các khớp thêm linh động.

Thêm vào đó, chơi bóng bàn còn giúp người cao tuổi vận động nhiều, kết hợp giữa mắt và tai, kích thích não bộ hoạt động và tăng cường trí nhớ dài hạn.

Cầu lông

Đây cũng là môn thể thao được nhiều người cao tuổi lựa chọn. Tuy nhiên người già chỉ nên chơi mỗi ngày 30 phút và những người bị bệnh tim không nên tham gia bộ môn này, bởi nó đòi hỏi khá nhiều sức lực. Chơi cầu lông có thể làm hạ đường huyết, nên bệnh nhân tiểu đường đang điều trị thuốc cần theo dõi đường huyết sau khi tập và có thể giảm liều thuốc hạ đường huyết. Ở người cao huyết áp mức độ nhẹ, huyết áp có thể được giảm sau mỗi lần chơi cầu lông.

Thời điểm tập và thời gian tập

Quyết định thời điểm và cường độ luyện tập cũng rất quan trọng với người cao tuổi. Nếu lựa chọn không hợp lý, việc vận động sẽ không chỉ không giúp nâng cao thể trạng và phòng bệnh, mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Người cao tuổi hay có thói quen dậy sớm và bắt đầu tập luyện ngay, điều này chưa hẳn đã tốt. Không chỉ người cao tuổi, mà tất cả mọi hãy nên tập luyện khi bắt đầu có ánh nắng. Lúc này, cây xanh thực hiện quá trình trao đổi chất, sẽ tạo ra nhiều oxy, giúp cơ thể có thêm sinh khí. Nếu tập luyện quá sớm, cơ thể sẽ hít phải nhiều khí cacbonic, không tốt cho sức khỏe.

Người cao tuổi có thể tập luyện vào buổi sáng hoặc buổi tối, các lần tập luyện phải diễn ra thường xuyên, đều đặn, thời gian mỗi lần tập không quá 30 phút. Ngoài ra, cũng cần lưu ý không nên tập với cường độ mạnh gần thời điểm đi ngủ bởi có thể gây ra chứng mất ngủ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Những điều người cao tuổi cần chú ý khi luyện tập, vận động

– Điều quan trọng của luyện tập không phải là tập nhiều, tập hết sức mà là phải tập thường xuyên, có hệ thống, phù hợp với bản thân, kiên trì, liên tục.

– Sinh hoạt điều độ, tăng cường vận động thân thể nhẹ nhàng, hạn chế ngồi một chỗ, tranh thủ các yếu tố thiên nhiên tạo cuộc sống hài hòa (chỗ ở thoáng, sạch, có cây cảnh, chim, cá…).

– Thanh thản tinh thần, làm chủ bản thân, giữ tâm lý ổn định trước các stress trong gia đình và xã hội.

– Hiểu đúng tình hình sức khỏe bệnh tật của bản thân để có thể chủ động khám chữa bệnh kịp thời lúc ốm đau.

– Ǎn uống hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp với vận động

Cùng với việc tập luyện, người cao tuổi nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng. Việc vận động sẽ không phát huy tối đa hiệu quả, không nâng cao thể trạng và phòng bệnh nếu cơ thể thiếu chất. Đôi khi, vận động quá sức nhưng không ăn uống đầy đủ cũng có thể sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần lưu ý giảm chất đạm từ thịt, giảm muối và đường. Cần tăng cường các loại đạm từ cá, các loại hạt, tăng cường rau xanh, trái cây và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, người cao tuổi nên bổ sung thêm các loại sữa dành riêng cho người già. Hiện nay, Mama sữa non Star Gold Gold Sure được nhiều người cao tuổi lựa chọn bởi sản phẩm không chỉ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà còn rất dễ uống và dễ hấp thu. Hơn nữa, Mama sữa non Star Gold Gold Sure còn chứa hàm lượng cao các chất kháng thể: Đây là sản phẩm sữa cao năng lượng đầu tiên và duy nhất trên thị trường bổ sung đồng thời 3 yếu tố miễn dịch: SỮA NON, HMO và LACTOFERIN. Các yếu tố miễn dịch này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phá hủy các tác nhân gây bệnh, giúp chống lại bệnh tật. Không chỉ vậy, loại sữa cho người già này còn có tỉ lệ canxi lên đến 313mg/ly, đảm bảo cung cấp hàm lượng canxi tối ưu cho một hệ xương chắc khỏe, giúp người cao tuổi phòng ngừa loãng xương.

Bổ sung 2-3 ly sữa dành cho người già Mama sữa non Star Gold Gold Sure mỗi ngày, người cao tuổi đã cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng vàng giúp khỏe mạnh và nâng cao tuổi thọ.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!