RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH LÀ GÌ? NGUY HIỂM TƠI MỨC ĐỘ NÀO?

09/05/2023
Share

Trong sinh hoạt thường ngày, chúng ta có thể gặp những triệu chứng như: nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chệnh choạng, có thể ngã ra, nằm liệt giường, ù tai, mọi vật xung quanh đều mơ màng,…. Đó là biểu hiện của hội chứng không ít người đang bị – rối loạn tiền đình. Hãy cùng tìm hiểu xem rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân gây ra và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tiền đình là gì?

Tiền đình là một cơ quan nằm phía sau ốc tai, nó có tác dụng giúp cho cơ thể duy trì sự cân bằng khi nằm, đứng, di chuyển,… Khi con người hoạt động, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng và thắc theo trạng thái của con người giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái thăng bằng. Tiền đình là cơ quan được điều khiển bởi các thần kinh cao cấp ở não.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình hay được mọi người nghĩ là một căn bệnh, nhưng thực chất đây chỉ là một hội chứng. Mặc dù hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó gây thường kéo theo các bệnh lý khác. Theo nhiều nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia y tế thì độ tuổi gặp phải rối loạn tiền đình nhiều nhất là độ tuổi trưởng thành. Ngày này, tỉ lệ người lao động trí óc mắc phải ngày càng tăng lên. Người rối loạn tiền đình thường gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, cảm giác buồn nôn, khó thay đổi tư thế , mất thăng bằng trong mọi hoạt động, dễ ngã,… Người mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình sẽ luôn thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn làm việc dẫn đến năng suất làm việc giảm sút, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bản thân. Thời gian diễn ra hội chứng có thể chỉ vài ba ngày hoặc nhiều hơn tùy mức độ. Do vậy, khi thấy một vài dấu hiệu của rối loạn tiền đình, bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa để có thể xác định chính xác về tình hình sức khỏe của bản thân và tìm được phương pháp điều trị tốt nhất.

Các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện của bệnh phụ thuộc và thể trạng của người bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, muốn biết được lý do chính xác gây ra rối loạn tiền đình, người bệnh cần phải đi khám ở  những cơ sở y tế và các bác sĩ chuyên khoa tai, mắt, tim, thần kinh,… với nhiều xét nghiệm như: chụp X quang hoặc xét nghiệm hình ảnh bằng CT scaner.

Chóng mặt là một triệu chứng rất hay gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, để xác định chính xác là bạn bị rối loạn tiền đình, người ta đã chia các triệu chứng làm 4 nhóm với các nguyên nhân:

– Hiện tượng chóng mặt: người bệnh luôn có cảm giác môi xung quanh hoặc cơ thể quay tròn, trao đảo, cùng với đó là các triệu chứng như : buồn nôn, nôn, đứng không vững, mất thăng bằng, nhìn kém, đổ mồ hôi do dây thần kinh ở trung ương hoặc các dây thần kinh ngoại biên của hệ tiền đình bị tổn thương.

– Ngất xỉu: lý do ở đây là do máu lên não không đáp ứng đủ nhu cầu của não. Đối tượng hay gặp triệu chứng này là: người mỡ máu cao, huyết áp cao, rối loạn hoạt động của tim hay suy giảm chức năng của thần kinh thực vật như: đổ mồ hôi, mắt mờ, buồn nôn…

– Không vững như người say rượu: người mắc rối loạn tiền đình dạng này là do không có sự đồng bộ thông tin ở các bộ phận như: tiền đình, tiểu não, mắt, ngoại tháp,…

– Rối loạn tiền đình xuất hiện cảm giác chóng mặt không xác định rõ: người mắc rối loạn tiền đình dạng này thường cảm thấy người lâng lâng, đầu nặng nề, sợ bị ngã. Nguyên nhân của dạng này là do các yếu tố cảm xúc như: lo âu, trầm cảm,… chính vì thế, người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, tránh xúc động hay kích thích mạnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn tiền đình?

Đối tượng rối loạn tiền đình đầu tiên được các bác sĩ nhắc đến là những người làm việc văn phòng. Đây là những đối tượng thường xuyên gặp phải áp lực trong công việc, tiếp xúc với máy tính nhiều, ít vận động đi lại, nơi làm việc kín,… đây là những nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình. Do vậy, để tránh bị rối loạn tiền đình, đầu tiên bạn phải có một không gian làm việc thoáng khí, uống nhiều nước, không làm việc quá lâu với máy tính, thường xuyên vận động và tập thể dục, đặc biệt là vùng gáy và cổ trước khi đi ngủ, chạy bộ vào mỗi buổi sáng,… Những hoạt động trên sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị và phòng ngừa rối loạn tiền đình.

Dựa vào tiền sử mắc bệnh, kết quả khám sức khỏe và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để điều trị cho bạn, từ thay đổi lối sống đến điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Phương pháp phục hồi chức năng cho người rối loạn tiền đình: là áp dụng các bài tập phối hợp các bộ phận như đầu, cơ thể, mắt. Đây là những bài tập được xây dựng để giúp bộ não tăng cường chức năng nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động từ các tín hiệu ở tiền đình.

Tập thể dục: Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập dành cho người có mục đích hồi phục chức năng tiền đình. Ngoài ra, khi bạn tập thể dục sẽ giảm bớt căng thẳng, stress cũng như tăng cường tuần hoàn máu lên não. Chế độ luyện tập cũng là một phần rất quan trọng trong thời gian điều trị.

Có chế độ ăn uống hợp lý: một chế độ ăn dành riêng cho người rối loạn tiền đình sẽ giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng và các bệnh kèm theo.

Thuốc: việc dùng thuốc trong quá trình điều trị phụ thuộc vào mức độ rối loạn tiền đình của bạn (giai đoạn, cấp tính hay mạn tính), tình trạng sức khỏe người mắc.

Phẫu thuật được chỉ định khi bạn thực hiện các phương pháp trên mà chưa thấy hiệu quả và chưa thể kiểm soát được các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, các bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể tham khảo để sử dụng thêm một số thảo dược trong Y học cổ truyền để phòng ngừa bệnh tái phát


Đinh lăng là một loài cây vừa được trồng làm cây cảnh vừa được làm gia vị vì nó có tính ngọt, hơi đắng.  Theo Đông y, Đinh lăng có tính bình tắc là không nóng không lạnh hay là không hàn không nhiệt nên việc dung nạp cho cơ thể ta khá tốt do đó có tác dụng như một thuốc bổ cho cơ thể đặc biệt phù hợp đối với bệnh rối loạn tiền đình.

Bạch quả là một loài cây mà phương tây sử dụng rất nhiều trong y học. Trong bạch quả có Ginkgo Biloba có tác dụng tăng tuần hoàn não, giãn mao mạch não do đó tăng lưu lượng máu tới não. Ngoài ra bạch quả còn làm tăng chuyển hóa ở các noron thần kinh nhờ đó nó có thể dùng cho các bệnh nhân mắc các bệnh như alzheimer, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc, là dược liệu quý hiếm được chiết xuất 100% từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm. Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng về sản lượng và là nơi đầu tiên sản xuất được tinh dầu thông đỏ.

Cúc ngải vàng châu âu: là loài thảo dược mọc nhiều ở châu âu và phía Tây Mỹ. Cúc thơm có công dụng điều hòa dẫn truyền thần kinh giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu. Đặc biệt Cúc thơm ức chế tình trạng kết tập tiểu cầu nên ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông mạch máu.

Các thảo dược kể trên hiện có trong sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P đang được hàng nghìn nhà thuốc và bệnh nhân rối loạn tiền đình rất tin dùng.

Trên đây là những thông tin trả lời cho bạn rối loạn tiền đình là gì? Bạn có thể tham khảo bài viết và tư vấn của các bác sĩ để có phương pháp phòng ngừa bệnh tái phát phù hợp và hiệu quả nhất.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!