ĐAU NỬA ĐẦU SAU: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

26/04/2023
Share

Đau đầu là căn bệnh ai đó trên thế giới này ít nhất một lần trong đời đều trải qua. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nửa trái, nửa phải, phía trán hay cả đầu. Ở mỗi vùng, các dấu hiệu, triệu chứng, tần suất và mức độ sẽ có những khác biệt. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về đau nửa đầu sau và các nguyên nhân theo từng vị trí đau để giúp bạn có được phương án xử lý đúng đắn nhất.

Đau ở cổ và sau đầu

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng các khớp nối của cơ thể bị viêm. Nó có thể ảnh hưởng đến một khớp hoặc nhiều khớp. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, với nhiều nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau. Các triệu chứng viêm khớp thường phát triển theo thời gian, nhưng chúng cũng có thể đột ngột xuất hiện. Viêm khớp thường gặp nhất ở người lớn trên 65 tuổi, cũng có thể phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Viêm khớp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, và ở những người thừa cân

Đau đầu do viêm khớp có nguyên nhân từ các điểm viêm sưng ở vùng cổ. Chúng thường gây ra đau đớn ở phía sau đầu và cổ. Khi người bệnh cử động, các cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn. Bất kì loại viêm khớp nào cũng có thể gây ra đau đầu. Phổ biến nhất chính là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Sai tư thế

Tư thế xấu cũng có thể là nguyên nhân của cơn đau nửa sau cổ và gáy. Khi cơ thể ở trong tư thế sai lệch, một thời gian sau, một áp lực sẽ đè lên các cơ vùng lưng, vai, cổ, khiến vùng này bị căng cứng. Chính sự căng cơ này là lý do của các cơn đau đầu. Cơn đau đầu do sai tư thế thường âm ỉ và nhói lên ở phần đáy hộp sọ.4

Thoát vị đĩa đệm

Cột sống được tạo thành từ một loạt các xương (đốt sống) xếp chồng lên nhau. Từ trên xuống dưới, cột bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng, tiếp theo là xương chậu và xương cụt ở đáy. Những xương này được đệm bởi đĩa. Các đĩa bảo vệ xương bằng cách hấp thụ các cú sốc từ các hoạt động hàng ngày như đi bộ, nâng và vặn người.

Mỗi đĩa có hai phần: phần bên trong mềm, sền sệt và vòng ngoài cứng. Chấn thương hoặc thoái hóa tự nhiên có thể làm cho phần bên trong của đĩa nhô ra qua vòng ngoài. Điều này được gọi là một đĩa bị trượt, sa hoặc thoát vị. Điều này gây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nếu đĩa bị trượt nén vào một trong các dây thần kinh cột sống thì cũng có thể khiến bệnh nhân bị tê và đau dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng. Trong trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể đưa ra quyết định yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ hoặc sửa chữa đĩa đệm bị trượt.

Nếu thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ thì cũng có thể gây đau cứng cứng cổ, gây ra một loại đau đầu gọi là cervicogenic, đau đầu có nguyên nhân từ phần cổ. Người bệnh thường cảm nhận cơn đau bắt nguồn từ phía sau đầu. Đôi khi, cũng có thể được cảm nhận cơn đau xuất phát ở thái dương hoặc phía sau mắt, kèm theo cảm giác khó chịu ở vai và cánh tay trên. Cơn đau tăng lên khi bệnh nhân nằm xuống. Nhiều người thậm chí phải thức dậy nửa giấc vì quá đau. Cũng có miêu tả về một áp lực vô hình đè lên phần đỉnh đầu khi nằm xuống.

Đau dây thần kinh chẩm

Dây thần kinh chẩm là một dây thần kinh cột sống, nhánh đôi, xuất phát từ đốt sống cổ thứ 2 và thứ 3. Đau dây thần kinh chẩm gây nên một rối loạn đau đầu mạn tính rất hiếm gặp. Ước tính, cứ khoảng 100.000 người thì chỉ có 3 người bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này.

Cơn đau xuất phát từ vùng chẩm, lan qua các dây thần kinh chẩm chạy từ đỉnh tủy sống đến da đầu. Không giống đau đầu thông thường hay đau nửa đầu, đau thần kinh chẩm có thể được kích hoạt nhanh chóng chỉ với một cú chạm nhẹ đơn giản, như chải tóc hay gãi đầu. Cơn đau dữ dội nhất thì khá ngắn, chỉ khoảng vài giây đến vài phút. Khác với đau nửa đầu, cơn đau của bệnh đau nửa đầu thường kéo dài với thời gian lâu hơn rất nhiều.

Dấu hiệu của đau dây thần kinh chẩm còn có thêm đau vùng sau mắt, có một cảm giác đau nhói như bị điện giật hay bị dùi đâm ở phần cổ và sau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, đau khi cử động cổ, da đầu trở nên nhạy cảm,…

Đau ở phía bên phải và phía sau đầu

Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất thế giới, với 42% dân số toàn cầu bị ảnh hưởng. Nó có thể gây ra những cơn đau từ mức độ nhẹ đến rất dữ dội ở cổ, sau mắt, cũng có thể ở phía sau và bên phía phải của đầu. Những người bị đau đầu loại này mô tả cơn đau “như một dải băng thít chặt quanh trán”.

Hầu hết những người bị loại bệnh này đều có trải qua đau đầu từng cơn, trung bình khoảng 1 – 2 lần một tháng. Nhưng thể đau đầu này tiềm ẩn nguy cơ trở thành bệnh mãn tính. Theo Cleveland Clinic, 3% dân số Hoa Kỳ bị đau đầu mãn tính, với các cơn đau kéo dài hơn 15 ngày một tháng. Con số này đang ngày càng gia tăng. Phụ nữ có tỷ lệ mắc đau đầu do căng thẳng cao gấp đôi nam giới.

Đau đầu ở phía bên trái và phía sau đầu

Đau nửa đầu có khả năng xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng rất nhiều người có cảm giác đau nửa đầu sau và đau ở phía bên trái. Đây là một tình trạng thần kinh có nhiều triệu chứng khác biệt ở mỗi cá nhân. Đặc trưng của đau nửa đầu là cơn đau đầu rất dữ dội kèm suy nhược thần kinh, buồn nôn, nôn, rối loạn các giác quan hay mất thăng bằng. Bệnh này có yếu tố di truyền, và có thế xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh.

Thông thường, đau nửa đầu kéo dài tầm 4 tiếng. Tuy nhiên, nếu không có phương án điều trị chuẩn, hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị, cơn đau có thể kéo dài từ 72 giờ đến một tuần lễ.

Chẩn đoán đau nửa đầu dựa nhiều vào việc xem xét các triệu chứng cùng tiền sử gia đình, sau đó sẽ thực hiện các xét nghiệm để loại bỏ các nguyên nhân tiềm tàng khác. Chẩn đoán hình ảnh, như chụp Ct, MRI sẽ giúp bác sĩ loại bỏ các nguyên nhân như khối u, các bất thường trong cấu trúc não hay mạch máu.

Tuy căn bệnh không thể chữa khỏi, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát nó bằng cách áp dụng các lối sống hay thực đơn phù hợp, sử dụng thêm các thuốc giảm đau hay thuốc chữa đau nửa đầu, điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…

Đau ở phía sau đầu

Đau đầu cụm ( cluster headache) rất hiếm gặp, nhưng nếu mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân sẽ có những cơn đau đầu cực kỳ đau đớn. Các cơn đau xảy ra theo đợt và có tần suất thường xuyên. Giai đoạn các cơn đau đầu tấn công có thể kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng.

Loại bệnh này gây đau ở hai bên đầu, hoặc là đau nửa đầu sau. Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau tăng nặng hơn khi nằm xuống. “Như dùi đâm”,”bỏng rát” là một vài tính từ miêu tả cơn đau của loại đau đầu này. Đồng thời, người bệnh còn có một số dấu hiệu như bồn chồn, buồn nôn, chảy nước mắt, nghẹt mũi, sụp mí mắt hay tăng nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Lời kết

Vị trí cơn đau có nhiều ý nghĩa trong việc phân biệt các nguyên nhân có thể dẫn đến cơn đau đầu của bạn. Tuy vậy, cũng khá khó khăn để kiểm soát được bệnh đau nửa đầu sau nếu người bệnh không đến khám và điều trị sớm. Để lâu và không thực sự được quan tâm, các cơn đau đầu tạm thời hoàn toàn có thể nặng hơn và trở thành bệnh mạn tính. Vì vậy, đừng bao giờ chủ quan với sức khỏe của mình và nghe theo cơ thể của bạn để đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!