ĐAU NỬA ĐẦU LÀ BỆNH GÌ?

24/04/2023
Share

Đau nửa đầu là một bệnh thần kinh cực kỳ phổ biến. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 1 tỷ người trên toàn cầu đang phải gánh chịu các cơn đau nửa đầu. Vậy đau nửa đầu là bệnh gì, các triệu chứng của bệnh như thế nào và phải làm thế nào để điều trị?

Đau nửa đầu là bệnh gì, nguyên nhân do đâu?

Đau nửa đầu, hay còn gọi là đau đầu Migraine, là một bệnh thần kinh được đặc trưng bởi những cơn đau đầu dữ dội, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, khó khăn khi nói chuyện, tê bì tay chân hay nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Chứng đau nửa đầu có yếu tố di truyền và mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh.

Cơn đau nửa đầu đầu tiên có thể xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh. Phụ nữ có tỷ lệ bị đau nửa đầu cao gấp 3 lần nam giới. Lịch sử gia đình là một yếu tố rủi ro rất phổ biến trong căn bệnh này. Chứng đau nửa đầu rất khác biệt với những cơn đau đầu thông thường. Những cơn đau nửa đầu được miêu tả là “ Đầu ung lên, cảm giác nhói đau, có thể như dùi khoan và cực kỳ mệt mỏi”. Cơn đau nửa đầu cũng có thể âm ỉ và kéo dài trong một khoảng thời gian. Vùng trước trán bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng cơn đau có thể xảy ra ở cả hai bên, hoặc đổi từ bên này sang bên khác.

Hầu hết các cơn đau đầu kéo dài khoảng 4 giờ. Nhưng nếu không được điều trị hoặc người bệnh không đáp ứng với điều trị, cơn đau có khả năng kéo dài đến 72 giờ, tức là 3 ngày liên tục.

Khoảng 90% người mắc chứng đau nửa đầu có dấu hiệu buồn nôn và nôn. Những triệu chứng này đôi khi xuất hiện cùng lúc với cơn đau đầu, nhưng thông thường là khoảng 1 giờ sau khi cơn đau bắt đầu.

Cơn buồn nôn và nôn gây nhiều rắc rối cho bệnh nhân không thua kém gì các cơn đau đầu. Nếu chỉ bị buồn nôn, có thể sử dụng thuốc trị đau nửa đầu thông thường. Nhưng vì nôn ói, thuốc có thể không có đủ thời gian ở trong cơ thể đủ lâu để được hấp thu, hay bệnh nhân hoàn toàn không thể uống thuốc. Sự trì hoãn này tạo điều kiện cho căn bệnh đau nửa đầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Các dấu hiệu cảnh báo cơn đau nửa đầu là gì?

Theo thống kê của nhiều tổ chức, đau nửa đầu khiến 90% người bệnh không thể hoạt động như bình thường khi các cơn đau tấn công. Hơn nửa số bệnh nhân cần phải điều chỉnh lại các lịch trình cá nhân ít nhất một tháng một lần vì chứng đau nửa đầu.

Những triệu chứng của đau nửa đầu có thể xuất hiện trước cả một đến hai ngày so với cơ đau đầu. Nó được gọi là tiền triệu, tức triệu chứng cảnh báo một căn bệnh nào đó. Các dấu hiệu trong giai đoạn này có thể bao gồm thèm ăn, mệt mỏi, không có năng lượng, xuống tinh thần, ngáp thường xuyên. Các tiền triệu cũng có khả năng hoàn toàn trái ngược với những biểu hiện trên, bệnh nhân hiếu động, không thể ngồi im, hoặc cáu gắt, dễ bị kích động. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị cứng cổ.

Trong chứng đau nửa đầu có thoáng báo (có aura), những thoáng báo thường xảy ra sau giai đoạn tiền triệu. Trong thời gian này, người bệnh gặp nhiều vấn đề về thị giác, cảm giác, chuyển động và lời nói. Người bị đau nửa đầu lúc này khó có thể nói chuyện một cách rõ ràng, cảm thấy tê nhói ở mặt và tay chân. Họ cũng nhìn thấy những hình dạng, đèn nháy hay những điểm sáng hoặc tạm thời mất thị giác.

Giai đoạn tiếp theo chính là giai đoạn tấn công. Đây là giai đoạn cấp tính và trầm trọng nhất. Lúc này, cơn đau nửa đầu đúng nghĩa mới chính thức bắt đầu. Ở một vài người, cơn đau nửa đầu và những thoáng báo có thể chồng chéo lẫn nhau. Các triệu chứng giai đoạn tấn công kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày. Ở những người khác nhau, mức độ và biểu hiện có nhiều điểm khác nhau. Có người bị rối loạn thị giác, tăng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và có cảm giác buồn nôn, nôn. Có người lại cảm thấy đau ở một bên hay, trái phải, hoặc trước sau đầu, cũng có thể là vùng thái dương, có người lại đau cả đầu hoặc nhày từ vùng này sang vùng khác.

Sau giai đoạn tấn công, một người sẽ bước vào giai đoạn hậu kỳ. Ở giai đoạn này, thường sẽ xảy ra những thay đổi về cảm xúc và tâm trạng. Nó có thể bao gồm từ cảm giác hưng phấn và cực kỳ hạnh phúc, đến vô cùng mệt mỏi và thờ ơ, vô cảm. Giai đoạn này có thể kèm theo một cơn đau đầu nhẹ, âm ỉ tiếp diễn.

Độ dài và cường độ của các giai đoạn xảy ra ở những mức độ khác nhau ở mỗi người. Thi thoảng, một giai đoạn nào đó sẽ không xảy ra. Có trường hợp, người bị đau nửa đầu không hề có những cơn đau đầu!

Điều trị đau nửa đầu như thế nào?

Đau nửa đầu khó có thể điều trị tận gốc, nhưng điều trị y tế sẽ làm giảm các triệu chứng, cũng như giúp kiểm soát và giảm tần suất xảy ra. Nếu điều trị tích cực và đúng cách, các cơn đau nửa đầu cũng sẽ phần nào thoái lui.

Phác đồ điều trị sẽ có những điểm khác biệt ở mỗi cá nhân. Bác sĩ sẽ quyết định người bệnh được điều trị như thế nào phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, tần suất đau nửa đầu xảy ra, loại đau nửa đầu người đó mắc phải, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, dựa vào thời gian kéo dài, mức độ đau và những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống và công việc của người mắc bệnh. Bác sĩ cũng sẽ hỏi xem bệnh nhân có bị buồn nôn, nôn, hay những biểu hiện khác nữa không, cùng với tình trạng sức khỏe hiện tại và các loại thuốc đang dùng,…

Sau khi kiểm tra cặn kẽ, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị thích hợp. Bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc giảm đau nửa đầu không cần kê đơn, ví dụ như thuốc thuộc nhóm NSAIDS như ibuprofen, ergotamine hoặc Paracetamol. Để phòng ngừa các cơn đau nửa đầu thường xuyên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc ức chế beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh hay các thuốc ức chế kênh calci.

Những thuốc giảm triệu chứng cũng sẽ có khả năng xuất hiện trong đơn thuốc, như thuốc chống nôn ói, hay các thuốc hormon nếu cơn đau nửa đầu có nguyên nhân liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Làm gì để giảm tình trạng đau nửa đầu bằng liệu pháp không dùng thuốc?

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể tiếp cận với một số phương pháp trị liệu khác như bấm huyệt, châm cứu, hay ngồi thiền, điều chỉnh các chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp để loại bỏ nguyên nhân hay tác nhân kích thích, ví dụ kiểm soát mức độ stress  – một yếu tố kích thích khá phổ biến với chứng đau nửa đầu của dân văn phòng.

Ghi chép lại nhật ký bệnh đau nửa đầu bằng cách liệt kê các yếu tố kích hoạt chứng đau nửa đầu. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được các yếu tố kích hoạt như thực phẩm có chất kích thích, thuốc,… Nhật ký bệnh cũng sẽ giúp bệnh nhân thiết lập giờ giấc sinh hoạt phù hợp. Liệu pháp hormone có thể giúp giảm bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bị béo phì, giảm cân sẽ hữu ích cho bệnh nhân.

Trong cơn đau nửa đầu, một số biện pháp không dùng thuốc dưới đây có thể giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu.

  • Nhắm mắt và nghỉ ngơi trong một căn phòng tối, yên tĩnh
  • Đặt một miếng vải lạnh hoặc túi chườm đá mát lạnh lên trán
  • Uống nước
  • Giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng và các mùi khó chịu như mùi thức ăn, khói thuốc lá

Ứng dụng y học cổ truyền cho bệnh đau nửa đầu

Cùng với các thuốc tây y, đông y cũng mang lại lợi ích cho bệnh nhân đau nửa đầu.

  • Châm cứu: châm nhiều kim và các huyệt đạo theo lý thuyết của đông y có thể hữu ích cho bệnh nhân đau nửa đầu.
  • Phản hồi sinh học: kỹ thuật này sử dụng các thiết bị thư giãn đặc biệt để giám sát và kiểm soát cơ thể phản ứng nhất định liên quan đến căng thẳng như căng cơ. Phản hồi sinh học cho hiệu quả khát tốt trong việc giảm đau nửa đầu.
  • Massage: massage giúp thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tần số tái phát của cơn đau nửa đầu.
  • Sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên: rất nhiều bằng chứng cho thấy các loại thảo dược có khả năng ngăn ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu.

Cúc ngải vàng châu Âu hay còn gọi là Feverfew được chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ trầm trọng và tần suất tái phát đau nửa đầu. Cơ chế tác dụng có thể là điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu prostaglandin.

Ginkgo biloba – cây bạch quả có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do, chống oxy hóa, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu não.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: được chiết xuất từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm, có tác dụng hoạt huyết, thông huyết mạch, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu do khí huyết lưu thông kém, thiếu máu não.

Sản phẩm thảo dược Hoạt huyết T-đình G&P với công thức kết hợp các thảo dược quý thế giới có tác dụng trong bệnh đau nửa đầu như cúc ngải vàng châu Âu, Ginkgo biloba Nhật Bản, tinh dầu thông đỏ. Ngoài ra, sản phẩm có bổ sung  cùng với citicoline nhập khẩu từ Mỹ có tác dụng kích thích sinh tổng hợp các phospholipid trên màng tế bào thần kinh, tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh cùng một số thảo dược khác có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não và dứt điểm rối loạn tiền đình – hội chứng có thể gây đau nặng đầu. Hoạt huyết T-đình G&P giúp giảm đau đầu, giảm tần suất tái phát và mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu, bồi bổ tế bào não bộ. Sản phẩm thảo dược an toàn, hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài để dự phòng bệnh tái phát.

Những thông tin trên đây chắc chắn đã phần nào giải đáp được câu hỏi “Đau nửa đầu là bệnh gì?” của nhiều người.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!