Những sai lầm của mẹ khi cho con bú

13/12/2022
Share

Mặc dù mang thai, sinh con và cho con bú là thiên chức của mọi người phụ nữ. Thế nhưng vẫn có không ít mẹ vì thiếu hiểu biết và chưa có kinh nghiệm nên đã cho con bú sai cách, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế mà Tổ chức Y tế thế giới WHO nói chung cũng như các chuyên gia y tế nói riêng đều khuyến cáo phụ nữ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ sẽ lớn nhanh, không bị suy dinh dưỡng và cũng không tăng cân quá mức. Đặc biệt với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất đường bột, các vitamin và muối khoáng có tỉ lệ thích hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh, việc được bú mẹ còn giúp trẻ thông minh, giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe như thiếu canxi, thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt,…

Tuy nhiên, để được như vậy thì các mẹ cần cho con bú đúng cách, tránh mắc phải một số sai lầm dưới đây khiến bé không những không nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá này mà còn có thể gây tử vong cho bé trong một số trường hợp:

Bỏ qua phần sữa non quý giá

Sữa non là phần sữa tiết ra trong 48 giờ đầu tiên sau sinh, thường có màu vàng sậm và rất giàu dinh dưỡng (sau 48 tiếng, sữa sẽ loãng trắng dần ra, người ta gọi đó là sữa trưởng thành).

Khác biệt lớn nhất giữa Sữa non và sữa trưởng thành là Sữa non có thành phần dinh dưỡng cao gấp 10 lần sữa trưởng thành, đặc biệt Sữa non có chứa IgG, IgA, IgF, IgM,… đây là các chất kháng thể vô cùng quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phá hủy các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ phòng chống lại các bệnh tật

Vắt bỏ phần sữa non trước khi cho bé bú là sai lầm đáng tiếc mà nhiều mẹ thường mắc phải.

Cho con bú sai tư thế gây đau cho mẹ

Núm vú của mẹ có thể trở nên nhạy cảm hơn trong giai đoạn cho con bú, bởi sự gia tăng nồng độ hoóc-môn. Tuy nhiên, việc cảm thấy đau khi cho bé bú là một dấu hiệu bất thường và mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm. Thông thường, chỉ trong trường hợp cho bú sai tư thế hoặc ngực có vấn đề, mẹ mới cảm thấy đau.

Thời gian cho bú quá lâu

Không giúp bé bổ sung thêm chất dinh dưỡng, việc cho bú quá lâu ngược lại sẽ khiến bé dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên nôn trớ… Trong vài ngày đầu tiên khi bé mới chào đời, thời gian mẹ cho bé bú có thể dài hơn. Tuy nhiên, tới ngày thứ 5 sau khi sinh, khi sữa mẹ về nhiều hơn, thời gian bú mẹ sẽ rút ngắn hơn, khoảng 10 phút cho mỗi bên ngực.

Cho con bú khi mẹ đang tức giận

Khi chúng ta tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn noradrenalin và adrenaline. Sự kết hợp giữa 2 loại hoóc-môn này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, nhịp tim của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng sữa. Thường xuyên bú loại sữa kém chất lượng này có thể làm khả năng miễn dịch và tiêu hóa của bé bị suy giảm.

Vì vậy, trong thời gian cho bé bú, mẹ nên hạn chế tối đa việc tức giận.

Cho trẻ bú sữa mẹ kèm với nước lọc

Việc cho trẻ sơ sinh uống nước lọc, dù chỉ với mục đích tráng miệng và làm sạch lưỡi của con sau khi mẹ cho con bú cũng rất nguy hiểm và có thể gây ra những hệ lụy không ngờ tới. Lý do là bởi nếu cho bé uống quá nhiều nước thì nồng độ natri trong cơ thể bé sẽ bị loãng. Số natri này sẽ được bài tiết theo nước ra ngoài cơ thể trẻ vì ở giai đoạn này thận của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt natri.

Thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não trẻ. Cụ thể, nếu trẻ bị nhiễm độc nước thì biểu hiện đầu tiên sẽ là trẻ buồn ngủ, khó chịu và một số dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Trong trường hợp này, nếu trẻ bị co giật hoặc bố mẹ nghi ngờ rằng trẻ đã bị ngộ độc nước, việc đầu tiên cần làm chính là liên lạc ngay với bác sĩ.

Cho trẻ bú nằm

Cho con bú trong tư thế nằm dễ khiến trẻ bị nghẹt thở, gây nguy hiểm đến trẻ. Mặc khác, do cổ hỏng của trẻ sơ sinh vẫn còn ngắn và thẳng nên nếu không may bé bị sặc khi bú nằm, sữa có thể sẽ chui vào ống tai, gây viêm tai giữa cho bé.

Hãy cẩn thận nếu trẻ cười khi bú

Việc cười to đồng nghĩa với thanh quản của bé mở, điều này dễ khiến cho sữa tràn vào gây sặc, dẫn đến nghẹt thở và trong một số trường hợp còn có thể khiến trẻ tử vong. Vì vậy mẹ nên lưu ý không trêu đùa con khi đang cho con bú.

Không nên cho con bú khi đang sử dụng thuốc trị bệnh

Có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định với các phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Trong trường hợp mẹ bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc này thì mẹ hãy sử dụng sữa công thức để thay thế. Và tất nhiên, tham khảo ý kiến của bác sĩ là việc nhất định phải làm.

Những lưu ý khi cho con bú

Cho bé bú theo nhu cầu, thời gian cho con bú tùy theo bé, cho bé bú đến khi nào no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu bé chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

Khi bé bị bệnh, ngay cả khi bé bị tiêu chảy, vẫn nên tiếp tục cho bé bú mẹ.

Trong trường hợp trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ ốm nặng, mắc một số bệnh không cho con bú được cần phải vắt sữa vào cốc và cho trẻ ăn bằng thìa.

Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Mặc dù biết sữa mẹ có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng may mắn có được nguồn sữa dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Khi ấy, mẹ có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm sữa ngoài, đến từ những thương hiệu uy tín hàng đầu, được các mẹ tin dùng nhất như là Mama sữa non Star 1, Mama sữa non Star 2,…

Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để chăm sóc và đồng hành trên con đường khôn lớn của bé yêu.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!