Hướng dẫn cho trẻ tập ăn dặm theo kiểu truyền thống

13/12/2022
Share

Ăn dặm kiểu truyền thống đã gắn liền với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam và góp phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vậy ăn dặm truyền thống là gì? Mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm truyền thống? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc đó, mẹ tham khảo ngay nhé!

  1. Ăn dặm truyền thống là gì?

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé ăn các món xay nhuyễn với cháo hoặc bột, kết hợp với rau, củ, thịt, cá. Đến thời điểm mọc răng, bé có thể ăn cháo xay nhuyễn và thức ăn băm nhỏ.

Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

– Bé dễ tiêu hoá vì thức ăn đã được xay nhuyễn.

– Mẹ không mất nhiều thời gian chuẩn bị, thức ăn dễ chế biến.

– Khẩu phần ăn dễ được điều chỉnh từ ít đến nhiều tuỳ khả năng của bé.

Nhược điểm:

– Vì nhiều loại thức ăn cùng được xay nhuyễn và pha trộn với nhau nên bé không cảm nhận được từng mùi vị và mẹ khó phát hiện được bé dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có tình trạng dị ứng).

– Khả năng nhai, nuốt thức ăn thô của bé ít được rèn luyện do được cho ăn thức ăn nghiền nhuyễn, xay mịn.

Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng phương pháp này một cách khéo léo, gia giảm lượng thức ăn và độ lỏng đặc phù hợp thì sẽ khắc phục được 2 nhược điểm trên.

  1. Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm truyền thống

Để cho quá trình ăn dặm của bé là khoảng thời gian đầy thú vị thì mẹ cũng nên lưu ý những điều cơ bản sau đây:

– Cho bé ăn dặm đúng thời điểm: Giai đoạn bé có thể bắt đầu ăn dặm là khi được 6 tháng tuổi. Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì lúc đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp nguồn thức ăn mới.

– Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính: Ăn dặm chỉ là bữa phụ và mẹ cần đảm bảo bé lịch ăn dặm được phân bổ xen kẽ với các cữ sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này.

– Ăn dặm đủ 4 nhóm dưỡng chất: Mỗi bữa ăn dặm của bé cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất theo tỷ lệ cân đối cho bé ăn dặm.

– Ăn từ ngọt đến mặn: Cho bé bắt đầu ăn dặm với bột “vị ngọt” như gạo sữa, yến mạch sữa, trái cây nghiền,… để bé dễ thích nghi với loại thức ăn mới, sau 2 – 4 tuần có thể chuyển sang bột vị mặn.

– Ăn từ loãng đến đặc: Với ăn dặm truyền thống, mẹ cần xay nhuyễn mịn các nguyên liệu khi bé mới tập ăn. Dần dần, mẹ có thể tăng dần độ thô để bé làm quen với việc nhai thức ăn.

– Ăn từ ít đến nhiều: Cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều. Mẹ nên kiểm tra các nguy cơ dị ứng cũng như khả năng tiêu hóa của bé khi cho bé thử thức ăn mới.

– Đa dạng hương vị trong thực đơn ăn dặm: Kết hợp với nhiều loại thức ăn, thay đổi thường xuyên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như làm cho bé không bị ngán khi phải ăn một món nhiều lần.

  1. Phương pháp ăn dặm truyền thống được thực hiện như thế nào?

Khi sử dụng phương pháo ăn dặm truyền thống, mẹ hãy chia cho bé ăn theo từng giai đoạn khác nhau, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Giúp bé tập làm quen với thức ăn

Khi bắt đầu ăn dặm cho bé, mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm phù hơp với hệ tiêu hóa non nớt của bé, nấu kỹ, say nhuyễn và nên lọc lai qua rây để thu được hỗn hợp loãng, mềm mịn. Ở giai đoạn này mẹ nên nấu cháo cho bé theo tỉ lệ 1:10, và múc cho bé từng thìa nhỏ để bé làm quen dần với thức ăn.

Mẹ nên nhớ giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé vì vậy mẹ không nên ép con ăn quá nhiều, bé chỉ cần ăn lượng ăn vừa đủ và ăn theo nhu cầu của bé.

Giai đoạn 2: Sau khi đã ăn dặm được từ 1-3 tháng

Trong giai đoạn này mẹ cho bé ăn ngày 1 bữa cháo và 1 bữa bột, cháo mẹ nấu nhuyễn những vẫn phải rây lại qua để để lấy hỗn hợp loãng, mềm mịn. Mẹ nên kết hợp đầy đủ các loại đạm, rau củ trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Khi bé bắt đầu được 7-8 tháng mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn thêm cua đồng, cá đồng, lươn,… để đa dạng hơn các món ăn, mùi vị khác nhau.

Mẹ lưu ý nếu trong nhà có người bị dị ứng với một số đồ ăn như cua, tôm,…. thì mẹ cần phải lưu ý, quan sát xem con có như vậy không nhé.

Giai đoạn 3: Khi bé đã ăn dặm được từ 3-6 tháng

Trong giai đoan này bé bắt đầu mọc răng, vì vậy mẹ nên cho bé làm quen dần với các món ăn thô như chuối, đu đủ chín, … và các loại hoa quả khác. Mẹ có thể nấu cháo đặc hơn, những thực phẩm đi kèm cần được xay nhuyễn như rau, cá, thịt, tôm…

Ở giai đoạn này, mẹ cũng nên dành chút thời gian để bé tập dần làm quen với thìa, dĩa và đăc biệt hãy cố gắng để con cùng ăn với cả nhà, chứ không cần phải cho ăn trước hoặc sau bữa ăn. Việc cho bé làm quen và cùng ăn với cả nhà sẽ tạo thêm cho bé các hứng thú với bữa ăn và rèn luyện các kĩ năng cho bé cho các giai đoạn sau.

Giai đoạn 4: Khi bé trên 1 tuổi

Ở giai đoạn này, lợi của bé đã phát triển khá tốt, bé cũng có nhiều răng và bé đã có thể ăn được hầu hết các thực phẩm như người lớn. Mẹ có thể cho bé tập ăn dần bằng cơm nát, đồ ăn băm nhỏ, rèn luyện thêm kĩ năng dùng thìa cho bé để bé có thể tự xúc, nhai, nhuốt với nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Để giúp bé hứng thú với bữa ăn và đỡ chán ăn, mẹ hãy cố gắng đa dạng các món ăn khác nhau (cơm nát, bún, miến, phở, nui,..), cách chế biến khác nhau (cháo, món sốt, canh, súp,..) để bé có cơ hội thử và tránh ngán ăn một món.

Việc thay đổi các món ăn khác nhau cũng tạo cho bé niềm vui, thích ăn hơn và hơn hết bé đỡ bị ngán khi ăn lặp đi lặp lại chỉ 1 món ăn, dẫn tới việc quá thích hay quá ghét món nào đó.

Trên đây là những điều mà các mẹ có thể tham khảo về phương pháp ăn dặm truyền thống. Mẹ nên biết, ăn dặm là bước chuyển vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con, chính vì vậy mẹ nên lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp để con làm quen với thức ăn mới, con ăn ngoan thì cơ thể mới khỏe mạnh và hấp thu dưỡng chất tốt nhất được.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!