CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA LÀ GÌ VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG!

24/04/2023
Share

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là gì? Bạn đã biết các dấu hiệu của nó và cách đề phòng chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin và cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua, giúp bạn có thể phòng ngừa căn bệnh đó ngay từ bây giờ.

Khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bởi các triệu chứng đặc trưng như các bộ phận trên cơ thể suy yếu dần, bối rối, chóng mặt, tê liệt, khó khăn đối với việc nói và ăn, thị lực suy giảm, đi lại khó khăn,… và còn rất nhiều biểu hiện khác nữa mà bạn cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là gì?

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hay còn gọi là thiếu máu cục bộ thoáng qua, là hiện tượng máu lên não bị giảm do cục máu đông, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Do đó, các bác sĩ gọi cơn thiếu máu thoáng qua là “đột quỵ nhẹ”. Các triệu chứng của bệnh này thường thoái lui sau 1 ngày nhưng bạn cần phải đi khám và điều trị ngay vì đây có thể là dấu hiệu của một cơ đột quỵ thực sự.

Nguyên nhân thiếu máu não cục bộ thoáng qua

Thiếu máu não cục bộ diễn ra khi não không được cung cấp đủ máu trong một khoảng thời gian do hình thành cục máu đông, tắc tại mạch máu và cản trở dòng máu được vận chuyển đến não.

Thiếu máu não cục bộ do giảm thể tích máu toàn thể hay cục bộ. lý do chính gây ra bệnh này là hạ huyết áp tư thế đứng. Bên cạnh đó là các nguyên nhân phụ, tăng tỉ lệ gây bệnh như hẹp động mạch cảnh, động mạch sống – nền, nhịp tim không ổn định, độ nhớt của máu tăng. Hội chứng “cướp máu dưới đòn” cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Xã hội hiện nay ngày càng đem đến nhiều áp lực cho con người, cuộc sống căng thẳng và stress liên tục hay mất máu trong một khoảng thời gian dài là những nguyên nhân dẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua. Mỗi nguyên nhân đều tác động đến não của bạn tùy vào mức độ của chúng.

Triệu chứng và đối tượng dễ gặp phải

Những cơn thiếu máu não thoáng qua thường có những biểu hiện cụ thể của nó, đó là những biểu hiện giống như đột quỵ, chỉ khác về thời gian diễn ra nhanh hơn.

Một số triệu chứng điển hình của thiếu máu não cục bộ thoáng qua như:

Người bệnh thấy có cảm giác cánh tay nặng hơn, khó có thể cầm nắm đồ vật hoặc cầm không chắc, dễ làm rơi. Bên cạnh đó người bệnh thường thấy choáng váng, mất cân bằng, hoa mắt, cảm thấy như có kiến bò trên tay, khó nói và rối loạn ngôn ngữ. Cụ thể như:

– Các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện đột ngột, kéo dài chỉ từ 5 đến 20 phút.

– Triệu chứng tổn thương hệ động mạch cảnh ( hệ tuần hoàn não):

Một mắt bị mù thoáng qua

Nửa người không có sức lực

Rối loạn cảm giác

Rối loạn ngôn ngữ

– Triệu chứng tổn thương hệ động mạch sống – nền ( hệ tuần hoàn não sau):

Nửa người không có sức, có thể thay đổi.

Có những cảm giác lạ

Thị lực mất tạm thời

Phối hợp vận động và thăng bằng bị rối loạn.

– Triệu chứng cận lâm sàng: các chuyên gia y tế sẽ thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, điện tim, siêu âm hệ mạch, siêu âm tim, siêu âm Doppler xuyên sọ,…

– Một số triệu chứng điển hình mà người bị thiếu máu não thoáng qua gặp phải:

Cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi và không có sức sống.

Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, khó đi lại.

Thị lực suy giảm, nhìn một thành hai.

Trí tuệ suy giảm, mất trí nhớ tạm thời.

Liệt một bên người do các dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

Ngứa ngáy toàn thân.

Khó nuốt, khó khăn trong ăn uống và phát âm.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng không điển hình như: nhức đầu, hay quên, buồn nôn, co giật, đau mắt, méo miệng,,,, nếu nặng hơn có thể ngất xỉu hoặc mất trí nhớ.

Những trường hợp bị thiếu máu não nhẹ thì các triệu chứng cũng nhẹ nhàng hơn như hoa mắt, mất cân bằng cơ thể,…

Không phải khi nào người bệnh cũng sẽ gặp tất cả các triệu chứng trên nhưng ít nhất cũng sẽ gặp phải một vài triệu chứng. Tùy vào mức độ của cơn thiếu máu mà các triệu chứng trên sẽ biến mất sau 5-10 phút hoặc 4-5 tiếng. Đây là điểm khác biệt so với các bệnh thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình,… người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Đối tượng mắc bệnh

Thường là những người có tuổi từ 55 trở lên.

Những người làm việc văn phòng nhiều, có áp lực công việc lớn.

Người bị trĩ hoặc táo bón.

Người có huyết áp cao.

Phòng bệnh thiếu máu não cục bộ như thế nào?

Những người có cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua cần phải được đến các cơ sở y tế và xét nghiệm các yếu tố nguy cơ. Các xét nghiệm này sẽ được làm trong vòng 24-48 giờ sau khi cơn thiếu máu thoáng qua xuất hiện, dựa trên kết quả của các xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị dự phòng cho người bệnh.

Để phòng ngừa bệnh và phòng bệnh tái phát thì cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Chế độ ăn cần có nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm bổ sung sắt và vitamin nhóm B, tránh đồ ăn dầu mỡ, tránh các chất kích thích. Chế độ tập luyện thể dục thể thao, yoga phải được luyện tập thường xuyên để tăng cường tuần hoàn não. Đồng thời phải chú ý đến công việc, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng kéo dài.

Ngoài ra, những người bị thiếu máu não nên sử dụng thường xuyên các thảo dược có tác dụng hoạt huyết, tăng cường máu lên não để đảm bảo việc cung cấp oxy và dưỡng chất, hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trong đó nổi bật là các thảo dược như

Ginkgo biloba của Nhật Bản giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do, điều hòa vận mạch, ổn định màng tế bào, ức chế kết tập tiểu cầu nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm tình trạng đau nửa đầu.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: được chiết xuất từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm, có tác dụng hoạt huyết, thông huyết mạch, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu do khí huyết lưu thông kém, thiếu máu não.

Nattokinase enzyme chiết xuất từ đậu nành lên men, là một thần dược trong chăm sóc sức khỏe từ Nhật Bản, có khả năng phá tan và phòng chống sự hình thành cục máu đông, hiệu quả gấp 4 lần so với enzyme plasmin nội sinh của cơ thể, giúp thông huyết mạch, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm đau đầu, đau nửa đầu do thiếu máu não gây ra.

Cúc ngải vàng châu Âu, một loài thảo dược mọc nhiều ở châu Âu và phía Tây Mỹ có công dụng điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin, qua đó giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.

4 loại thảo dược trên đều có trong thành phần công thức sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P, đang được hàng nghìn nhà thuốc và bệnh nhân thiếu máu não tin dùng, có công dụng tốt cho bệnh nhân thiếu máu não nói chung và thiếu máu não cục bộ thoáng qua nói riêng

Trên đây là một số thông tin về cơn thiếu máu thoáng qua và cách phòng tránh bệnh này, bất kể là bạn đang ở độ tuổi nào cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe của bản thân, không được chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!