Quá trình lão hóa dẫn tới suy giảm chức năng tiêu hóa, tim mạch, hệ tiết niệu… khiến sức khỏe và đời sống của người già có nhiều thay đổi. Việc có một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người cao tuổi ngăn ngừa lão hóa, phòng chống bệnh tật tuổi già để sống khỏe mạnh hơn.
Yếu tố ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của người lớn tuổi
Dinh dưỡng cho người già có nhiều khác biệt so với trẻ em, trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Những thay đổi về dinh dưỡng liên quan đến độ tuổi có thể ảnh hưởng tới cách cơ thể hấp thụ thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng cũng như khẩu vị. Sau đây là những yếu tố làm thay đổi chế độ dinh dưỡng cho người già bạn nên biết:
Quá trình trao đổi chất chậm lại
Khi bạn già đi, tốc độ trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm hơn. Đặc biệt, nếu người già ít tập luyện thể thao và vận động, sự suy giảm trao đổi chất càng thể hiện rõ. Khi trao đổi chất chậm lại, cơ thể không đốt cháy nhiều calo, điều này cũng đồng nghĩa với việc người già nên giảm khẩu phần ăn để có thể kiểm soát cân nặng ở mức cho phép. Đồng thời, người già cũng nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng ít calo hơn.
Hệ tiêu hóa yếu dần đi
Người già thường suy giảm cơ nhai, răng yếu hoặc bị rụng, khiến việc nhai và nghiền nát thức ăn kém hiệu quả. Dạ dày người già yếu, trương lực và sức co bóp khả năng tiết dịch vị đều giảm cũng như nhu động ruột hoạt động kém, vì vậy người già dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Cơ thể người già cũng tạo ra ít chất lỏng hơn. Chất lỏng rất cần thiết cho quá trình hấp thụ thức ăn của hệ tiêu hóa. Do đó, những thay đổi này có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như axit folic, vitamin B6 và vitamin B12.
Vị giác suy giảm gây chán ăn
Vị giác của người ở tuổi già thường suy giảm. Bên cạnh đó, người già thường mắc một số bệnh cần điều trị bằng thuốc như bệnh mạn tính, do đó họ có thể phải uống các loại thuốc để kiểm soát vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị thường có tác dụng phụ gây khó chịu ở dạ dày hoặc gây chán ăn dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.
Tâm lý thay đổi thất thường
Nhiều người ở độ tuổi cao thường cảm thấy chán nản hoặc cô đơn và thường không hứng thú với ăn uống. Ngược lại, đôi lúc một số vấn đề về tâm trạng còn có thể khiến một số người ăn nhiều hơn và tăng cân không mong muốn.
Những yếu tố thay đổi do tuổi tác gây tác động lớn đến khả năng ăn uống cho người già. Vì thế, bạn cần có chế độ dinh dưỡng cho người già hợp lý để cung cấp đủ dưỡng chất và tăng cường sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng cho người già
Nhu cầu về năng lượng ở người cao tuổi ít hơn so với người trẻ, nên cần cân đối khẩu phần ăn hàng ngày, tránh ăn quá nhiều, quá no. Vì khả năng tiêu hóa của người cao tuổi dần giảm sút, có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, khi ăn cần nhai chậm, nhai kỹ thức ăn để tiêu hóa tốt hơn.
Tăng cường bổ sung chất xơ
Đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, chất xơ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì. Bên cạnh đó, chất xơ hỗ trợ phòng chống táo bón, kích thích tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Ở người cao tuổi táo bón là chứng bệnh gây nhiều phiền toái, trong khi đó việc dùng các thuốc chống táo bón liên tục không có lợi cho sức khỏe. Bệnh táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, ung thư đại tràng, và đặc biệt là bệnh trĩ. Việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp phòng bệnh và điều trị táo bón hiệu quả mà còn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm khác ở người cao tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ có nhiều trong các loại rau quả tươi, nhất là những rau màu xanh thẫm như cải xanh, súp lơ…
Hạn chế ăn mặn
Ăn mặn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp… vì thế, người cao tuổi cần hạn chế ăn mặn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người cao tuổi chỉ nên ăn dưới 5 gram muối/ngày. Các món ăn nên chế biến thật nhạt , và hạn chế ăn những thực phẩm đóng hộp, làm sẵn vì chúng chứa nhiều muối, không tốt cho sức khỏe. Ăn thức ăn nhạt là cách phòng bệnh huyết áp và tim mạch hiệu quả.
Ăn ít chất béo
Người cao tuổi nếu bị thừa chất béo sẽ dễ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người… Vì vậy thực đơn của người cao tuổi cần cắt giảm bớt lượng chất béo, ưu tiên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật. Dầu thực vật tốt với người có tăng huyết áp và người có bệnh tim mạch vì nó không có cholesterol và ít axít béo bão hòa hơn mỡ động vật.
Ăn ít đường
Các loại đồ ngọt như nước ngọt, bánh kẹo… chứa nhiều đường, có thể làm tăng đường huyết và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Vì vậy, người cao tuổi cần hạn chế ăn ngọt. Thay vào đó, cần duy trì các loại tinh bột như cơm, bánh mì, bún, phở,…. hoặc ưu tiên các loại tinh bột hấp thu chậm như Gạo lức, khoai, củ rong.. … vì giàu chất xơ, và thành phần tinh bột trong này được tiêu hóa, hấp thu từ từ nên hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyêt, phòng ngừa tiểu đường ở người cao tuổi.
Không nên ăn khuya
Ở người cao tuổi, sự bài tiết dịch vị trong dạ dày giảm đi, việc hấp thụ các chất như canxi, sắt cũng kém hơn nên quá trình tiêu hóa thường diễn ra lâu hơn. Vì vậy không nên dùng bữa tối sau 19 giờ, và bữa ăn cuối trong ngày nên cách giờ đi ngủ khoảng 1- 2 tiếng để phòng tránh bệnh tật và hạn chế các chứng bị đầy hơi, khó chịu và gây ra mất ngủ. Sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sẽ giúp dạ dày nhào trộn thức ăn và dễ tiêu.
Ưu tiên thức ăn dạng mềm
Do khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn kém và chức năng nhai của răng giảm sút nên người cao tuổi nên ưu tiên lựa chọn những món ăn dạng mềm lỏng, hạn chế các thực phẩm có kết cấu thô hoặc cứng. Các món ăn chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa.
Uống đủ nước
Nước có vai trò hỗ trợ tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Người cao tuổi cần duy trì uống từ 1,5-2 lít nước một một ngày, tránh tâm lý sợ uống nước nhiều làm mất ngủ. Buổi sáng và trưa nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen… giúp phòng bệnh mất ngủ.
Chọn loại sữa phù hợp để bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, người cao tuổi rất cần bổ sung thêm dinh dưỡng, đặc biệt là từ các loại sữa giàu năng lượng bởi nguồn dinh dưỡng này chứa nhiều canxi, axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp phòng bệnh và bồi bổ cơ thể khi đau ốm. Nên chọn loại sữa có tỷ lệ đạm béo hợp lý giúp tăng cường thể trạng, bổ sung các chất đạm, chất béo lành mạnh. Hiện nay, Mama sữa non Star Gold Gold Sure được nhiều người cao tuổi lựa chọn bởi sản phẩm không chỉ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà còn rất dễ uống và dễ hấp thu. Hơn nữa, Mama sữa non Star Gold Gold Sure còn chứa hàm lượng cao các chất kháng thể: Đây là sản phẩm sữa cao năng lượng đầu tiên và duy nhất trên thị trường bổ sung đồng thời 3 yếu tố miễn dịch: SỮA NON, HMO và LACTOFERIN. Các yếu tố miễn dịch này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phá hủy các tác nhân gây bệnh, giúp chống lại bệnh tật.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, người cao tuổi còn nên sinh hoạt điều độ, ăn, ngủ đúng giờ để làm chậm quá trình lão hóa và duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi buổi sáng dậy vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút, tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn. Ði bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, và cải thiện tình trạng đau mỏi xương.
Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ vận động vừa sức, phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của từng người để có tuổi thọ tốt hơn. Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian, nhưng nếu biết vận dụng thời gian để tập thể dục thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ cải thiện mà còn làm quá trình lão hóa chậm hơn.