VẬN ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẨY LÙI TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH?

20/05/2023
Share

Đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, lảo đảo không đứng vững,…đó là những biểu hiện phổ biến thường găp ở những người bị rối loạn tiền đình. Những điều này gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Thế nhưng, nếu biết cách luyện tập, vận động, những người mắc chứng tiền đình hoàn toàn có thể hạn chế các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như thế nào?

Hệ thống tiền có tầm quan trọng không thể thay thế với việc giữ thăng bằng cho cơ thể. Kết hợp với dây thần kinh số 8, hệ thống tiền đình duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình cho cơ thể. Khi có các tổn thương đến hệ thống này, các tín hiệu sẽ bị rối loạn, sai lệch, làm cơ thể mất kiểm soát về thăng bằng. Khi đó, hàng loạt triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…rất phổ biến ở bệnh rối loạn tiền đình sẽ xuất hiện.

Nhiều nguyên nhân được đưa ra cho căn bệnh này. Đầu tiên chính là sự tổn thương đến hệ thống tiền đình và dây thần kinh. Những chấn thương phần đầu là nguyên nhân trực tiếp nhất. Hệ thống tiền đình nằm sau ốc tai, thế nên những vấn đề về tai cũng có thể là lý do gây nên bệnh. Có thể kể đến ở đây là viêm tai giữa do virus và vi khuẩn tác động. Bên cạnh đó, còn có các chứng rối loạn vận mạnh, thiểu năng tuần hoàn máu não, tắc mạch. Do không đủ dòng máu lên nuôi não và các cơ quan của hệ tiền đình, sẽ dẫn đến tình trạng các cơ quan này hoạt động không được bình thường, lâu dần gây rối loạn tiền đình. Ngoài ra, lão hóa của hệ thống tiền đình; stress, lo âu quá độ; yếu tố di truyền và môi trường cũng góp phần vào căn nguyên gây nên bệnh.

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc chứng tiền đình. Càng lớn tuổi, họ càng dễ mắc các triệu chứng xây xẩm, mất thăng bằng, không đứng vững, hoa mắt, ù tai,… Nếu mắc thêm các bệnh mãn tính khác như tiểu đường, huyết áp thì tỷ lệ này ngày càng tăng. Các thông kê cho thấy, khả năng mắc rối loạn tiền đình của một người trên 80 tuổi sẽ tăng vọt lên tới 70% nếu người đó bị đái tháo đường. Hiện tại ở Việt Nam, đái tháo đường là căn bệnh mà 3,5 triệu dân Việt Nam đang cùng phải chịu đựng. Vậy nghĩa là, có khoảng 2,5 triệu người có nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Đối tượng tiếp theo nằm trong “tầm ngắm” của chứng bệnh rồi loạn tiền đình là dân văn phòng, người hoạt động trí não, học sinh, sinh viên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do những người này thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động. Họ cũng làm việc và sử dụng nhiều máy tính, điện thoại, hay suy nghĩ và bị áp lực, stress. Khi ngồi lâu, khí huyết sẽ tắc nghẽn, khó lưu thông, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não, lâu dần ảnh hưởng đến hệ tiền đình. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính cũng để lại nhiều bất lợi cho hệ thống thần kinh của con người. Chính vì thế, rối loạn tiền đình ngày càng xảy ra nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, và còn có xu hướng gia tăng nhanh chóng mặt.

Người bị rồi loạn tiền đình thường uể oải, chậm chạp, thiếu tập trung, thiếu năng lượng. Người bệnh cũng phàn nàn về việc các cơn tiền đình xảy ra làm cắt ngang các hoạt động của họ, khiến họ phải bỏ dở giữa chừng. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân thậm chí còn không thể tự thực hiện các công việc đơn giản thường ngày như đi lại, ăn uống, giao tiếp,…

Đẩy lùi triệu chứng rối loạn tiền đình bẳng vận động liệu có khả thi?

Như đã nói ở trên, không vận động là một yếu tố quan trọng cấu thành lên căn bệnh rối loạn tiền đình này. Khi cơ thể được hoạt động thường xuyên, khí huyết trong cơ thể sẽ lưu thông hiệu quả hơn, não và hệ thần kinh được nuôi dưỡng đầy đủ, ngăn ngừa được các triệu chứng rối loạn tiền đình xảy ra. Những bài tập được liệt kê dưới đây vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

Bài tập Brandf – Daroff

Đây được đánh giá là một trong các bài tập cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình hữu hiệu nhất. Bài tập này đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm giảm các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình. Bài tập sẽ hiệu quả nhất nếu bạn đang bị chứng tiền đình ở mức độ nhẹ.

Cách thực hiện Bài tập Brandf – Daroff rất đơn giản, không cần phải có thêm thiết bị hay người hỗ trợ. Bài tập bắt đầu khi người tập ở vị trí ngồi thẳng trên mép giường. Sau đó, xoay đầu nhẹ nhàng sang bên một góc 45 độ. Nhanh chóng nằm xuống ở phía đối diện ( nằm nghiêng bên trái nếu xoay đầu sang phải và tương tự). Giữ ở tư thế này trong khoảng 30 giây hoặc sau khi cơn choáng váng dịu xuống. Trở lại tư thế ngồi và tiếp tục thực hiện như trên với phía còn lại. Bạn nên lặp lại bài tập này 03 lần, khoảng 2 – 3 lần một ngày.

Bài tập có tác dụng giúp làm quen với các tín hiệu sai lầm mà hệ tiền đình gửi đến não, do đó giúp cơ thể thích nghi dần và nhanh thoát khỏi trạng thái đó hơn. Thực hiện bài tập, hãy chú ý làm động tác từ tốn, vừa phải, tránh va đập đầu, cổ. Cũng có lưu ý rằng, với người mới tập, bài tập này có thể khiến bạn đau đầu, buồn nôn, chóng mặt do chưa quen.

Bài tập Cawthorne-Cooksey

Bài tập này giúp bạn thư giãn cổ, vai và gáy, luyện cho mắt di chuyển độc lâp với đầu và giúp cơ thể quen dần với các chuyển động gây chóng mặt, mất thăng bằng hàng ngày. Nó khuyễn khích sự phục hồi cho hệ tiền đình và cải thiện sự phối hợp chung của cả cơ thể.

Bài tập Cawthorne-Cooksey có thể bao gồm những động tác ở nhiều tư thế như ngồi, đứng và di chuyển xung quanh, luyện tập các động tác liên quan đến cử động mắt, đầu.

Nếu bạn nằm hoặc ngồi trên giường, bạn có thể thực hiện các chuyển động mắt lên và xuống, từ bên này sang bên kia. Nếu có sự trợ giúp từ người khác, bạn có thể tập di chuyển tầm mắt vào một đầu ngòn tay di chuyển từ khoảng cách 90 cm đến 30cm so với mặt. Với phần đầu, bạn cũng tập chuyển động đầu từ bên này sang bên kia và cúi xuống, ngửa sau.

Khi ngồi, ngoài các động tác trên, thêm vào rung lắc và xoay vai. Cúi xuống hoặc nghiêng sang bên để nhặt một vật gì đó ở trên mặt đất cũng nằm trong bài tập Bài tập Cawthorne-Cooksey.

Phần tập luyện tư thế đứng cũng bao gồm các chuyển động mắt, đầu, vai như khi nằm và ngồi. Ngoài ra, thử ném một quả bóng từ tay này sang tay kia cao hơn tầm mắt và dưới đầu gối. Còn có thay đổi tư thễ ngồi thành tư thế đứng, đồng thời nhắm mắt và mở mắt, hay chèn thêm xoay tròn giữa lần đứng và ngồi. Lưu ý, người già bị tăng huyết áp tư thế không nên luyện tập động tác cuối cùng

Bài tập này còn có thêm phần tập di chuyển như đi lên và xuống dốc, đi lên và xuống cầu thang, ném va bắt bóng hay bất cứ trò chơi vận động nào liên quan đến các động tác khong lưng, dãn người và nhắm mục tiêu.

Lời kết

Kiên trì luyện tập thường xuyên các bài tập kể trên sẽ giúp bạn cải thiên đáng kể các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, nếu chỉ luyện tập thì chưa hẳn đã đủ để dứt điểm bệnh.

Người mắc chứng tiền đình nên lựa chọn thêm các sản phẩm hỗ trợ giải quyết tiền đình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Một trong các sản phẩm về rối loạn tiền đình nổi bật nhất trên thị trường là Hoạt huyết T – đình G&P của công ty liên doanh G&P France.

Sản phẩm dựa trên bài thuốc “Nhị căn thang”, trích từ Phúc Kiến trung y dược, cùng với thành phần nattokinase, tinh dầu thông đỏ và cúc ngải vàng, citicolin Mỹ, giải quyết hiệu quả các chứng rối loạn tiền đình cùng các bệnh lý liên quan như thiểu năng tuần hoàn não, ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!