Đau nửa đầu sau có thể là triệu chứng trong nhiều bệnh lý như do căng thẳng, thoái hóa đốt sống cổ, rối loạn vận mạch hoặc u não. Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc thì việc điều trị đau nửa đầu sau bằng các phương pháp không dùng thuốc cũng đem lại nhiều lợi ích. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các bài tập luyện thể dục thể thao phù hợp giúp giảm tình trạng đau nửa đầu sau.
Chứng đau nửa đầu sau dù xuất phát từ nguyên nhân gì cũng đều có cơ chế bắt nguồn từ tuần hoàn máu lên não kém. Máu lưu thông không tốt, bị ứ trệ, tắc nghẽn hoặc do sự tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong máu thì chúng ta dễ bị những cơn đau đầu trong đó có đau nửa đầu sau. Để hiểu rõ vai trò của vận động, tập luyện trong điều trị đau nửa đầu sau, trước hết cần hiểu được các nguyên nhân gây đau nửa đầu sau.
Nội dung
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu sau:
- Thói quen sinh hoạt: căng thẳng, stress do làm việc quá sức, ngủ nghỉ không điều độ hoặc những chấn động tâm lý có thể khiến bạn bị đau nửa đầu sau một vài giờ đến vài ngày. Các cơn đau nửa đầu thường sẽ tự hết mà không cần điều trị, cách tốt nhất là người bệnh cần phải điều chỉnh lại lối sống để giảm căng thẳng, stress. Nếu cơn đau dữ dội bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen theo đúng liều lượng.
- Thoái hóa đốt sống cổ: thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến chèn ép dây thần kinh và gây đau nhức. Hơn nữa, máu đi từ tim lên não bộ bắt buộc phải qua cổ, vì thế khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ làm tuần hoàn máu lên não kém dẫn đến những cơn đau nửa đầu phía sau, đau mỏi vai gáy âm ỉ hoặc dữ dội. Khi duy trì một tư thế quá lâu hoặc hoạt động sai tư thế cơn đau sẽ kéo dài và mạnh hơn. Để giảm thiểu tình trạng đau nửa đầu sau do thoái hóa đốt sống cổ, bên cạnh việc dùng thuốc để giảm triệu chứng, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý và lối sống khoa học.
- Rối loạn vận mạch hay đau nửa đầu Migraine: là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến những cơn đau nửa đầu sau. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau nhức ở một bên nửa đầu trái, phải, phía trước hoặc phía sau. Đồng thời có các triệu chứng khác kèm theo gồm buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ âm thanh, đau tăng khi vận động. Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 – 72h, đau nhói tập trung tại một điểm sau gáy bên trái hoặc bên phải. Điều trị đau nửa đầu sau trong bệnh lý đau nửa đầu migraine, bệnh nhân thường được chỉ định các thuốc giảm triệu chứng, kết hợp với thuốc phòng ngừa khi tần suất tái phát đau nửa đầu trên 1 lần mỗi tuần. Ngoài ra, chế độ ăn uống, tập luyện cũng cần được chú trọng vì đây vừa là một trong những yếu tố có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu, vừa là biện pháp không dùng thuốc hiệu quả để giảm mức độ và tần suất tái phát chứng đau nửa đầu Migraine trong đó có đau nửa đầu sau.
- U não: đau nửa đầu sau cũng là một triệu chứng gặp phải trong bệnh lý nguy hiểm này. Khối u to chèn ép vào mạch máu khiến máu lưu thông lên não kém. Các cơn đau nửa đầu sau trong trường hợp u não có mức độ dữ dội hơn, thường kèm theo hiện tượng ù tai. Nếu như bạn bị đau nửa đầu sau dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm khi uống thuốc giảm đau và tần suất cơn đau thường xuyên hơn thì cần đến khám ngay chuyên khoa thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín. Để giảm đau nửa đầu sau do u não cần điều trị nguyên nhân là khối u kết hợp với các thuốc giảm triệu chứng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Với trường hợp này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện thể dục thể thao vì có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh nếu tập không đúng phương pháp.
Những lợi ích của tập thể dục với đau nửa đầu sau
Nhiều nghiên cứu và các bác sĩ khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu sau nên tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp thư giãn cơ thể, giảm stress – một tác nhân khởi phát cơn đau nửa đầu sau. Tập thể dục cũng giúp cân bằng các chất trung gian hóa học và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Endorphins – hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể được giải phóng nhiều hơn khi tập thể dục đều đặn. Endorphins và tập thể dục còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm nhận cảm đau của cơ thể.
Bên cạnh những lợi ích của tập thể dục với chứng đau nửa đầu sau, có một số bệnh nhân nói rằng họ bị đau nửa đầu khi tập thể dục. Theo hiệp hội đau nửa đầu Hoa Kỳ American Migraine Foundation thì đau nửa đầu chỉ khởi phát khi vận động cường độ quá sức, sai tư thế. Dưới đây là một số lưu ý để hạn chế tối đa nguy cơ tập thể dục gây ra các cơn đau nửa đầu sau:
- Làm nóng cơ thể trước khi tập luyện: nên bắt đầu với các động tác khởi động nhẹ nhàng, đi bộ chậm, nâng tạ nhẹ nhàng để cơ thể có đủ thời gian để thích ứng với sự thay đổi: nhịp tim tăng, tuần hoàn máu tăng
- Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục: khi tập thể dục các cơ quan bộ phận sẽ đòi hỏi lượng máu đến nhiều hơn và não bộ cũng không ngoại lệ. Mặt khác khi tập thể dục cơ thể ra nhiều mồ hôi, do vậy cần cung cấp đủ lượng nước để đảm bảo thể tích tuần hoàn, tránh mất nước gây đau nửa đầu.
- Ăn uống lành mạnh trước khi tập 1.5h: tập thể dục tiêu tốn nhiều năng lượng nên có thể làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, bạn nên ăn nhẹ trước buổi tập 1.5h bằng các loại thực phẩm giàu protein hoặc các loại ngũ cốc để dự trữ đủ năng lượng cho buổi tập luyện.
- Ưu tiên các bài tập nhẹ: các loại hình như yoga, thái thực quyền, đi bộ, khiêu vũ, đạp xe,… được cho là những bài tập an toàn cho bệnh nhân đau nửa đầu sau. Một nghiên cứu tại Thụy Điển năm 2008 cũng chỉ ra rằng, đạp xe trong nhà ít nhất 3 lần/tuần có thể giúp giảm tình trạng đau nửa đầu.
Một số đối tượng mắc chứng đau nửa đầu có kèm các bệnh lý khác như cảm lạnh, cảm cúm, sốt, hen suyễn, mới bị chấn thương, đau lưng, loãng xương cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch tập luyện.
Không thể phủ nhận lợi ích của tập luyện thể dục thể thao với chứng đau nửa đầu sau. Tuy nhiên, nếu chứng đau nửa đầu sau do các nguyên nhân như thiếu máu não, rối loạn vận mạch,… chưa cải thiện nhiều hoặc cải thiện chậm khi điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thì bệnh nhân có thể tìm đến các giải pháp khác như sử dụng các sản phẩm thảo dược.
Sản phẩm thảo dược giảm chứng đau nửa đầu sau
Sản phẩm hoạt huyết T-đình G&P với các thảo dược có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não như ginkgo biloba, tinh dầu thông đỏ, nattokinase enzyme, do đó giảm tình trạng đau nửa đầu sau. Sản phẩm còn có nhóm thảo dược cải thiện tình trạng đau đầu do rối loạn tiền đình gồm xuyên khung, cát căn, đại giả thạch, hải đới căn và các thành phần giúp bồi bổ tế bào não bộ, tăng dẫn truyền thần kinh, giảm đau đầu, đau nửa đầu, cải thiện giấc ngủ gồm citicoline, cúc ngải vàng châu Âu, magie lactate.
Hoạt huyết T-đình G&P đang là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược với công thức toàn diện cho hiệu quả tốt, an toàn, không có tác dụng phụ được hàng nghìn nhà thuốc và bệnh nhân trên toàn quốc tin dùng.
Tài liệu tham khảo: https://migraine.com/complimentary-and-alternative-therapies/exercise/