Tuổi tác, lão hóa ảnh hưởng gì đến hệ miễn dịch?

14/12/2022
Share

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài như: vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… xâm nhập vào  cơ thể và gây bệnh. Sức đề kháng được tạo ra từ hệ thống bảo vệ cơ thể gọi là hệ thống miễn dịch. Do đó tùy vào sức đề kháng của mỗi người mà khả năng bị mắc bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ khác nhau.

Khi tuổi càng cao, con người càng phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Bởi ở người cao tuổi, chức năng của các cơ quan trong cơ thể đều suy giảm. Trong đó có chức năng tạo miễn dịch cũng giảm đi, nên sức đề kháng kém đi. Do đó, người cao tuổi dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm

Hệ miễn dịch suy giảm khi người ta già đi?

Khi ngày càng có tuổi, có phải chúng ta bị ốm nhiều hơn so với ngày còn trẻ? Khi thời tiết thay đổi có phải cơ thể sẽ ngay lập tức cảm thấy không khỏe? Và để trở lại bình thường cũng cần nhiều thời gian hơn so với trước đây? Đó chính là do sự yếu đi của hệ miễn dịch theo thời gian.

Không có một cơ quan hay bộ phận nào của cơ thể con người có thể tránh được sự tác động của lão hóa, tuy nhiên thật may mắn hệ miễn dịch không bị tác động quá nhiều. So với các tổ chức khác của cơ thể thì trong đa số trường hợp, hệ miễn dịch vẫn có thể hoạt động khá tốt ở bất kỳ độ tuổi nào, đủ để đảm bảo duy trì các nguy cơ từ nhiễm trùng hoặc bệnh tật không quá cao so với mức bình thường.

Hệ miễn dịch có cơ cấu thành phần rất phức tạp, gồm nhiều cơ quan, mô và tế bào khác nhau. Sự phối hợp hoạt động giữa các thành phần giúp hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng (chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm,…).

Tuy ít bị ảnh hưởng hơn so với các cơ quan khác, nhưng theo tuổi tác hệ miễn dịch vẫn bị suy yếu dần đi. Các nhà nghiên cứu y học vẫn đang tích cực tìm hiểu xem vì sao hệ miễn dịch suy giảm theo thời gian và nó suy giảm như thế nào. Một số vấn đề đã có câu trả lời:

+ Tại sao đa số người cao tuổi lại có đáp ứng không tốt khi được sử dụng vắc – xin? Trong hệ miễn dịch của con người có các tế bào mang tên tế bào T, giữ nhiệm vụ tấn công các tế bào nhiễm bệnh, sau đó ghi nhớ tác nhân gây bệnh để có thể chống lại nó nhanh hơn, hiệu quả hơn trong tương lai. Khi con người già đi, số lượng tế bào T được tạo ra ít hơn, trong khi việc đáp ứng với vắc – xin lại phụ thuộc vào tế bào T, do đó người cao tuổi không đáp ứng tốt khi được sử dụng vắc – xin.

+ Tại sao người cao tuổi lại hay bị ốm hơn? Không chỉ số lượng tế bào miễn dịch giảm đi theo thời gian, các tế bào miễn dịch ở người cao tuổi phối hợp hoạt động cũng không thật sự tốt, và từ đó hiệu lực bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh cũng kém đi.

+ Tại sao người cao tuổi lại cần nhiều thời gian để hồi phục từ các tổn thương hay bệnh tật hơn? Cơ thể người cao tuổi tạo ra ít tế bào miễn dịch hơn, trong đó bao gồm cả các tế bào bạch cầu, dẫn tới quá trình hồi phục sẽ kéo dài hơn.

Người cao tuổi cần làm gì để tăng sức đề kháng?

Mặc dù không có gì có thể ngăn ngừa lão hóa, nhưng người cao tuổi có thể thực hiện một số thay đổi nhất định trong lối sống để có thể sống khỏe mạnh hơn.

Ngủ đủ giấc cho mỗi đêm

Giấc ngủ cùng với tình trạng miễn dịch của cơ thể có một mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, khi bạn thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng thì tỷ lệ cơ thể bị mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều. Một nghiên cứu được thực hiện với 164 người trưởng thành và khỏe mạnh về chất lượng giấc ngủ đã cho kết quả như sau: Những người có giấc ngủ ngắn hơn 6 tiếng mỗi đêm có khả năng bị mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp hoặc bệnh lý tim mạch, đột quỵ cao hơn so với những người có giấc ngủ trên 6 tiếng cho mỗi đêm.

Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng người lớn một cách tự nhiên. Không những thế, một giấc ngủ đầy đủ còn xây dựng một hệ thống miễn dịch chắc chắn để chống các vấn đề về bệnh một cách tốt hơn.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Theo một nghiên cứu tổng quan gần đây trên tạp chí Nature Reviews Immunology, tập thể dục có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống miễn dịch.

Không thể tránh khỏi, mọi người trở nên ít hoạt động thể chất hơn khi họ già đi, nhưng có bằng chứng cho thấy rằng việc tập thể dục càng nhiều càng tốt có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược một số tác động của quá trình hình thành miễn dịch.

Cơ xương sản xuất một loạt các protein gọi là myokine giúp giảm viêm và bảo tồn chức năng miễn dịch. Do đó, có ý nghĩa rằng việc duy trì khối lượng cơ bắp thông qua tập thể dục sẽ bảo vệ chống lại nhiễm trùng và các tình trạng như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch, có liên quan chặt chẽ đến chứng viêm mãn tính.

Bổ sung thêm nhiều chất xơ

Một trong những biện pháp để tăng sức đề kháng hết sức đơn giản chính là bổ sung thêm các chất xơ. Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe như trái cây, các loại rau – củ – quả – hạt – đậu. Trong những loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng khả năng chống oxy hóa rất tốt. Nhờ đó, cơ thể mới có khả năng chống chọi lại các mầm bệnh gây hại.

Các hoạt chất chống oxy hóa có ở trong những thực phẩm này sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm bằng cách chống lại những hợp chất không ổn định. Các hợp chất này còn được gọi là các gốc tự do và có thể gây viêm khi tích tụ ở trong cơ thể của con người với một nồng độ cao.

Tình trạng viêm mãn tính có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe ví dụ như bệnh tim, bệnh Alzheimer cùng một số bệnh ung thư khác. Những chất xơ có ở trong những loại thực phẩm này sẽ giúp nuôi dưỡng một hệ vi sinh vật ở trong đường ruột hoặc những loại vi khuẩn có lợi.

Một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cơ thể ngăn chặn được các mầm bệnh gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Một số loại rau, củ, quả còn rất giàu vitamin C giúp nhanh khỏi bệnh cảm lạnh hơn.

Bổ sung thêm các chất béo tốt

Những chất béo lành mạnh từ các loại thực phẩm cũng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng ở người cao tuổi. Một vài cái tên như dầu olive hay cá hồi đều có chất béo lành mạnh giúp cho cơ thể giảm viêm khi phản ứng miễn dịch với các mầm bệnh.

Dầu oliu còn có tính kháng viêm cao, giúp làm giảm nguy cơ bị mắc các căn bệnh mạn tính ví dụ như bệnh tim hay bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, một đặc tính chống viêm khá hay của dầu ô liu là có thể giúp cơ thể chống lại được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Các acid béo omega 3 có trong cá hồi và cả hạt chia cũng có khả năng chống viêm rất hiệu quả.

Hạn chế nạp đường và các tinh bột xấu vào cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc bổ sung quá nhiều đường và tinh bột tinh chế có thể khiến cho cơ thể bị thừa cân, béo phì. Tình trạng béo phì ở người còn có thể khiến cơ thể gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Thông qua khảo sát được thực hiện với 1000 người mắc bệnh béo phì đã được tiêm vắc-xin cúm thì khả năng mắc bệnh cao gấp đôi so với người thường.

Cả bệnh tiểu đường và béo phì hay các bệnh tim đều có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Vì vậy, việc hạn chế nạp đường và các loại tinh bột tinh chế vào cơ thể cũng là một cách để tăng sức đề kháng. Giảm lượng đường nạp vào sẽ giúp làm giảm viêm và hỗ trợ giảm cân rất tốt. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc phải các căn bệnh mãn tính ví dụ như bệnh tiểu đường type 2 hay các bệnh lý liên quan đến tim mạch cũng giảm đi đáng kể.

Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước

Việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người cao tuổi. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước có thể gây ra tình trạng đau đầu, đồng thời cản trở các hoạt động thể chất. Bạn cũng sẽ bị mất khả năng tập trung, ảnh hưởng đến tâm trạng, hệ tiêu hóa và các chức năng của tim và thận.

Để ngăn ngừa các bệnh này, bạn nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để nước tiểu có một màu vàng nhạt. Bạn chỉ nên uống nước lọc thay vì sử dụng các loại nước trái cây hoặc nước ngọt khác. Bởi vì trong nước trái cây và nước ngọt có một hàm lượng đường cao, không tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Sống vui vẻ, sống khỏe, không lo lắng nhiều.

Mỗi người, mỗi nhà đều có hoàn cảnh riêng. Vui buồn, ly hợp, may mắn, rủi ro, sướng khổ đều là nhất thời và không bao giờ cố định. Nếu chúng ta biết quên đi quá khứ một cách thanh thản, biết chấp nhận thực tại đối với mọi người, mọi việc và sống lương thiện, nhìn tương lai bằng con mắt lạc quan, biết kiềm chế dục vọng, sự nóng giận, biết sống thoải mái, cởi mở, rộng lượng và luôn tìm cái vui trong sự giúp đỡ người khác thì hạnh phúc luôn ở bên ta. Không phải chỉ có nhà to, tiền nhiều mới hạnh phúc. Hạnh phúc bao gồm nhiều mặt như có sức khỏe tốt, có con cháu biết đối xử hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, có tình thương yêu nồng nàn của con cháu, vợ chồng bạn bè, đồng nghiệp, bằng lòng với những gì mình có….

Nghiên cứu cho thấy những người có đời sống tinh thần lạc quan, vui vẻ thì thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Nếu cuộc sống người cao tuổi có nhiều căng thẳng, lo toan, buồn rầu, chán nản, thì cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn, bao gồm tim mạch và tăng huyết áp.

Vì vậy người cao tuổi cần sống hạnh phúc sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!