THIẾU MÁU NÃO CÓ GÂY BỆNH MẤT TRÍ NHỚ KHÔNG ?

16/05/2023
Share

Cả ý thức và nhận thức chung về bộ não của chúng ta đều cực kỳ quan trọng để giữ sức khỏe khi chúng ta già đi. Và như nhiều người trong chúng ta đã biết, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt chứng mất trí. Nhưng một trường hợp đặc biệt cần xem xét hơn cả: Sự liên kết giữa thiếu máu não và bệnh mất trí nhớ. Thiếu máu não có gây bệnh mất trí nhớ không?

Chứng mất trí nhớ mạch máu là một thuật ngữ chung mô tả các vấn đề về lý luận, trí nhớ, phán đoán và các quá trình suy nghĩ khác, gây ra bởi thiếu máu lên não. Bệnh mất trí nhớ có thể phát triển sau khi bệnh nhân bị đột quỵ, nhưng không phải lúc nào đột quỵ cũng gây ra mất trí nhớ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các biến chứng gây ra bởi thiếu máu não mà có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, phân tích, lý luận của bạn.

Dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ

Các triệu chứng sa sút trí tuệ khác nhau giữa các vùng tổn thương, thiếu máu não. Các triệu chứng thường trùng lặp với các loại bệnh mất trí nhớ khác, đặc biệt là chứng mất trí nhớ bệnh Alzheimer.

Một số dấu hiệu sa sút trí tuệ gồm:

– Giảm khả năng tổ chức suy nghĩ hoặc hành động

– Suy giảm khả năng phân tích một tình huống, phát triển một kế hoạch hiệu quả và truyền đạt kế hoạch đó cho những người khác.

– Khó khăn trong việc quyết định làm gì tiếp theo

– Sự bồn chồn và kích động

– Dáng đi không vững

– Thường xuyên đi tiểu hoặc không có khả năng kiểm soát nước tiểu đi qua

– Trầm cảm hoặc thờ ơ.

Các triệu chứng mất trí nhớ mạch máu có thể rõ ràng nhất khi chúng xảy ra đột ngột sau đột quỵ. Khi những thay đổi trong suy nghĩ và lý luận của bạn dường như được liên kết rõ ràng với đột quỵ, tình trạng này đôi khi được gọi là chứng mất trí nhớ sau đột quỵ. Những thay đổi trong quá trình suy nghĩ của bạn xảy ra đột ngột, không giống như sự suy giảm dần dần, ổn định trong chứng bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Một số trường hợp khác, bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu não cũng mắc bệnh Alzheimer.

Nguyên nhân gây bệnh mất trí nhớ

Chứng mất trí nhớ mạch máu xuất phát từ các tình trạng tổn thương mạch máu não, làm giảm khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não để thực hiện các quá trình suy nghĩ một cách hiệu quả.

Các tình trạng phổ biến có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ mạch máu bao gồm:

Đột quỵ:

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do thiếu máu não gây ra, não bộ thiếu oxy, chất dinh dưỡng để nuôi tế bão não. Trong vòng một vài phút, nếu không được cấp cứu kịp thời, sẽ dẫn đến chết các mô não. Đột quỵ làm tắc nghẽn động mạch não thường gây ra một loạt các triệu chứng có thể bao gồm chứng mất trí nhớ mạch máu. Một số trường hợp, đột quỵ không gây triệu chứng đáng chú ý nào, nhưng vẫn làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Hẹp mạch máu, tổn thương mạch máu mạn tính:

Mạch máu não bị thu hẹp hoặc tổn thương lâu dài có thể dẫn đến bệnh mất trí nhớ. Những tình trạng này thường liên quan đến lão hóa, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường, xuất huyết não.

Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố nguy cơ của bệnh mất trí nhớ do thiếu máu não gây ra cũng giống như các yếu tố gây bệnh tim mạch và đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mất trí nhớ do thiếu máu não bao gồm:

– Tăng tuổi: Nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ mạch máu tăng lên khi bạn già đi. Rối loạn hiểm khi xảy ra trước 65 tuổi, và nguy cơ tăng đáng kể khi bạn 80 tuổi.

– Lịch sử đau tim, đột quỵ: Nếu bạn bị đau tim, bạn có thể tăng nguy cơ gặp các vấn đề về mạch máu não, từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

– Cholesterol cao: Nồng độ lipoprotein mật độ thấp (LDL) tăng cao, cholesterol “xấu”, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ mạch máu.

– Huyết áp cao: Khi huyết áp của bạn quá cao, nó sẽ gây thêm căng thẳng cho các mạch máu ở khắp mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả não của bạn. Điều này làm tăng nguy cơ các vấn đề về mạch máu trong não.

– Bệnh tiểu đường: Nồng độ glucose cao làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ đột quỵ và mất trí nhớ.

– Hút thuốc: Hút thuốc làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tuần hoàn, bao gồm cả bệnh mất trí nhớ.

Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa thiếu máu não?

Thiếu máu não có liên quan mật thiết với bệnh mất trí nhớ. Để ngăn ngừa bệnh thiếu máu não, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Duy trì huyết áp ổn định

– Ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, giảm thiểu lượng đường trong chế độ ăn và luyện tập thể dục để tránh bệnh đái tháo đường typ 2. Nếu bạn đã bị bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng glucose trong máu sẽ giúp bạn bảo vệ mạch máu não khỏi bị hư hại.

– Từ bỏ thuốc lá

– Tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên là một phần quan trọng để giữ gìn sức khỏe cho mọi người. Tập thể dục có thể giúp bạn tránh chứng mất trí nhớ mạch máu.

– Kiểm tra lượng cholesterol trong máu và giữ nó ở mức bình thường: Một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và có thể sử dụng thuốc làm giảm cholesterol nếu cần, sẽ giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim dẫn đến mất trí nhớ.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc, sản phẩm giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh mất trí nhớ do thiếu máu não. Một trong những sản phẩm tiêu biểu có tác dụng điều trị hơn cả là Hoạt huyết T-Đình G&P plus của tập đoàn liên doanh Y dược G&P France. Hoạt huyết T-Đình G&P plus có hiệu quả “2 in 1”, dứt điểm rối loạn tiền đình và thiếu năng tuần hoàn não, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm khác. Sản phẩm là sự hội tụ tinh hoa dược liệu của thế giới, gồm có các dược liệu quý như tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, Ginkgo biloda, hải đới căn, xuyên khung, cúc ngải vàng châu Âu,… sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị, phòng ngừa bệnh mất trí nhớ do thiếu máu não gây ra.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!