PHÂN BIỆT BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU VÀ CÁC LOẠI ĐAU ĐẦU KHÁC

08/05/2023
Share

Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến mà 100% dân số thế giới chắc chắn gặp phải ít nhất một lần trong đời. Thông thường mọi người không phân biệt được các loại đau đầu khác nhau mà thường chỉ dùng khái niệm chung “đau đầu” cho tất cả các loại đau đầu. Bệnh đau nửa đầu là loại đau đầu thường gặp trong 12% dân số thế giới trong đó phụ nữ chiếm đến ¾. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả phân biệt đau nửa đầu với các loại đau đầu khác và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Các loại đau đầu thường gặp

Đau đầu là thuật ngữ được dùng để chỉ những cảm giác khó chịu và đau ở vùng vòm sọ. Các loại đau đầu nguyên phát thường gặp gồm: đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu migraine, đau đầu chùm, đau đầu mạn tính:

  • Đau đầu do căng thẳng (tension headache): đau ê ẩm 2 bên thái dương, 2 bên trán và có thể đau phần sau cổ. Cơn đau thường kéo dài từ nửa tiếng đến vài ngày. Điều trị trường hợp này bệnh nhân phải nghỉ ngơi, điều chỉnh lại lối sống, giảm căng thẳng và có thể sử dụng các thuốc giảm triệu chứng như acetaminophen, ibuprofen.
  • Đau đầu chùm (cluster headache): là loại đau đầu có nguyên nhân từ thần kinh mạch máu, là một trong những loại nhức đầu gây đau đớn nhất. Đau đầu chùm gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt các đối tượng tuổi trung niên và hút thuốc lá. Bệnh nhân thường có triệu chứng nhức đầu vùng xung quanh mắt, đau lan ra trán và thái dương kèm ngạt mũi, chảy nước mắt. Loại nhức đầu này thường đến theo từng cơn, từng chùm. Điều trị cho trường hợp này sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng cấp tính và điều trị dự phòng để ngăn ngừa cơn đau tái phát.
  • Đau đầu mãn tính: thường kéo dài trên 15 ngày đến 1 tháng, thường gặp trên nền các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, do bệnh nhân lạm dụng thuốc như opioid. Loại đau đầu này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những rối loạn như hồi hộp, mất ngủ, đau dạ dày, nguy hiểm hơn dẫn đến thay đổi tâm tính, lo âu. Điều trị đau đầu mãn tính cần sử dụng thuốc giảm đau và trao đổi với bác sĩ để thay đổi thuốc, giảm liều các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cho các bệnh nền.
  • Các loại đau đầu khác: đau đầu sau chấn thương sọ, đau đầu do các bệnh lý mạch máu như thiếu máu não cấp tính, xuất huyết, tụ máu trong sọ,…, đau đầu do bệnh lý nội sọ không do mạch máu như tăng áp lực dịch não tủy, u nội sọ,…, đau đầu liên quan tới hóa chất, đau đầu do rối loạn chuyển hóa, do nhiễm khuẩn ngoài não, và một số loại đau đầu khác.

Các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu Migraine còn gọi là đau đầu vận mạch, gây ra do sự co giãn mạch máu ở những bệnh nhân có nồng độ serotonin thấp, rất nhạy cảm với serotonin – chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều hòa giấc ngủ, tâm trạng và cảm giác đau. 90% các trường hợp đau nửa đầu không rõ nguyên nhân. 10% còn lại do căng thẳng, thức ăn cay, thay đổi nồng độ hormone estrogen ở nữ giới (trong chu kỳ kinh nguyệt), thay đổi thời tiết, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafein.

Bệnh đau nửa đầu phân biệt với các loại đau đầu khác ở các triệu chứng:

  • Đau nhói: 85% bệnh nhân đau nửa đầu
  • Sợ ánh sáng: 80%
  • Sợ âm thanh: 76%
  • Buồn nôn: 73%
  • Đau một bên đầu: 59%
  • Thay đổi thị giác, nhìn mờ: 44%
  • Nôn: 29%

Đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày, đôi khi lâu hơn.

Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không?

Bệnh đau nửa đầu là một rối loạn phức tạp và có thể gây suy nhược cho người bệnh. Bệnh đau nửa đầu không thể chữa khỏi hoàn toàn mà mục tiêu trong điều trị là giảm triệu chứng và giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu.

Bệnh đau nửa đầu có thể dẫn tới một số tình trạng nguy hiểm sau:

  • Phụ nữ bị đau nửa đầu với triệu chứng thấy hào quang trước mắt có nguy cơ bị đột quỵ. Biến chứng nguy hiểm này xảy ra khi một phần của não bộ bị cắt nguồn máu nuôi dưỡng. Đột quỵ sẽ tồi tệ hơn nếu bệnh nhân có hút thuốc lá huyết áp cao hoặc đang uống thuốc tránh thai.
  • Bệnh nhân có nhiều khả năng bị bệnh tim như đau thắt ngực/đau tim. Để giảm bớt nguy cơ này, bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống lành mạnh và giấc ngủ ngon.
  • Huyết áp cao: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng đau nửa đầu có nguy cơ gây cao huyết áp.
  • Bất thường về tim mạch: Những người bị đau nửa đầu đặc biệt có kèm triệu chứng nhìn thấy hào quang thường có vấn đề về tim. Khoảng ⅓ số bệnh nhân bị đau nửa đầu mắc chứng bệnh lỗ thông bầu dục PFO – lỗ hổng giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải không được đóng lại.
  • Động kinh: Bệnh nhân bị đau nửa đầu có nhiều khả năng bị động kinh. Cả 2 bệnh này đều có liên quan đến sự nhạy cảm bất thường của tế bào thần kinh, và đều được điều trị bởi các loại thuốc tương tự như divalproex sodium (Depakote) và topiramate (Topamax).
  • Mất ngủ: gặp phổ biến ở người bị đau nửa đầu. Mất ngủ dẫn tới lo âu, căng thẳng – một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu.
  • Lo âu, căng thẳng: khoảng 25% bệnh nhân bị căng thẳng, và tới 50% trường hợp bị lo âu, đặc biệt là khi cơn đau đầu kéo dài 15 ngày trong tháng
  • Ù tai: ù tai có thể trở nên tồi tệ khi bị đau nửa đầu.
  • Hội chứng ruột kích thích: như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón

Mỗi loại đau đầu khác nhau có triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị khác nhau. Chính vì thế, khi có dấu hiệu đau đầu bất thường, kéo dài mà sử dụng thuốc giảm đau không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bệnh đau nửa đầu nếu được điều trị sớm khi mức độ đau còn nhẹ và tần suất tái phát thấp kết hợp với việc điều chỉnh lối sống thì sẽ hạn chế ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của bệnh nhân và không kéo theo các bệnh lý nguy hiểm khác như trên.

Bệnh nhân bị đau nửa đầu có thể sử dụng thêm một số thảo dược hỗ trợ cùng các thuốc tây để giảm nhẹ các cơn đau nửa đầu như như ginkgo biloba, tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, nattokinase enzyme giúp thông huyết mạch, tăng cường tuần hoàn máu não giúp nuôi dưỡng tế bào não bộ. Cúc ngải vàng, một loài thảo dược mọc nhiều ở châu Âu và phía Tây Mỹ  có công dụng điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin, qua đó giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.

Các thảo dược này đều có trong thành phần của Sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P, giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu, giảm tần suất tái phát các cơn đau nửa đầu, do đó cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-migraines#1

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!