NHỨC NỬA ĐẦU TRÁI LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

24/03/2023
Share

GS.TS. Bác sĩ cao cấp Lê Văn Thính, trưởng khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai đã từng chia sẻ trên Vnexpress về chứng nhức nửa đầu trái. Những cơn đau nhức nửa đầu thường rất khủng khiếp, lâu ngày có thể để lại những biến chứng nguy hại như suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm, suy thoái võng mạc,… Vậy nhức nửa đầu trái là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây xin chia sẻ những thông tin sinh bệnh học về nhức nửa đầu trái để giải đáp những băn khoăn, lo lắng từ độc giả.

Nhức nửa đầu trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Trước hết, nhức nửa đầu trái không phải là một bệnh mà là một triệu chứng cảnh báo nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau về thần kinh, nội sọ. Nhức nửa đầu trái có thể là triệu chứng gặp ở 1 trong 4 loại đau đầu sau:

  • Phổ biến nhất là bệnh đau nửa đầu Migraine hay còn gọi là đau đầu vận mạch: Người mắc bệnh này thường bị nhức nửa đầu bên trái hoặc bên phải rất dữ dội với tần suất vài lần trong một năm cho đến vài lần một tháng hoặc một tuần tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người mắc bệnh đau nửa đầu Migraine thường có kèm các triệu chứng đau nhói đầu, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn. Đau đầu Migraine phổ biến hơn ở phụ nữ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của hiệp hội đau nửa đầu Hoa Kỳ, có tới ¾ số người mắc bệnh là phụ nữ. 90% các trường hợp đau nửa đầu Migraine không rõ nguyên nhân, 10% còn lại do căng thẳng, thức ăn cay, thay đổi nồng độ hormone estrogen ở nữ giới (trong chu kỳ kinh nguyệt), thay đổi thời tiết, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafein. Bệnh đau nửa đầu Migraine có 2 loại: đau nửa đầu có triệu chứng báo hiệu trước và đau nửa đầu không có triệu chứng báo hiệu. Trong đó đau nửa đầu không có triệu chứng báo hiệu thường xuất hiện về đêm hoặc gần sáng. Với đau nửa đầu Migraine có triệu chứng báo hiệu, người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu rối loạn thị giác trước cơn đau khoảng 1h, sau đó là cơn nhức nửa đầu khó chịu như trường hợp đau nửa đau nửa đầu không có triệu chứng báo hiệu.
  • Nhức nửa đầu trái trong bệnh lý đau đầu do căng thẳng (tension headache): chiếm tới 42% các trường hợp đau đầu trên thế giới. Tuy nhiên đau đầu do căng thẳng ít biểu hiện đau đầu một bên như bệnh nửa đau đầu migraine. Mức độ của cơn nhức nửa đầu trái do căng thẳng cũng ít nghiêm trọng như đau nửa đầu migraine. Các dấu hiệu của tình trạng đau đầu do căng thẳng gồm: Căng thẳng, đau dữ dội, cơn nhức đầu xuất phát từ mắt sau đó lan rộng ra vùng trán hoặc sau đầu. Bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng căng cơ cổ và vai, mức độ đau tồi tệ hơn vào cuối ngày.
  • Nhức nửa đầu trái trong đau đầu chùm (cluster headaches): cơn đau trong đau đầu chùm là loại nhức đầu gây đau đớn nhất. Các triệu chứng trong đau đầu chùm gồm: đau ở một bên mắt, một bên thái dương hoặc một bên trán, cơn đau trở nên trầm trọng hơn sau 5-10 phút, và kéo dài từ 30-60 phút. Sau đó cơn đau giảm dần nhưng có thể kéo dài tới 3h.
  • Nhức nửa đầu trái trong đau đầu kinh niên: đau đầu kinh niên hay mạn tính có thể là 1 trong 3 loại đau đầu nêu trên khi tần suất cơn đau đầu từ 1-2 lần mỗi tháng trong 6 tháng liên tục hoặc nhiều hơn.

Nhức nửa đầu trái có nguy hiểm không?

Thông thường nhức nửa đầu trái không nguy hiểm và bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ định từ dược sĩ hoặc bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhận thức rõ nhức nửa đầu trái nếu không chữa trị đúng và kịp thời, bệnh kéo dài lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nặng hơn có thể dẫn tới trầm cảm, suy giảm thị lực, trí nhớ, gây mất tập trung, suy nhược cơ thể, đột quỵ.

Bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng nhức nửa đầu trái trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Khi cơn đau rất dữ dội
  • Khi mô hình đau thay đổi. (ví dụ như thông thường cơn đau đầu của bạn âm ỉ khoảng 1h ở nửa đầu trái. Tuy nhiên, sau đó cơn đau lại xuất phát từ hốc mắt phải và lan sang nửa đầu phải, đau dữ dội 15-20 phút sau đó giảm dần.)
  • Cơn nhức đầu trái khiến bạn mất ngủ
  • Nhức nửa đầu trái sau khi có một tác động cơ học (tai nạn, chấn thương)

Bạn cũng cần đi khám ngay chuyên khoa thần kinh tại các cơ sở y tế khi có một trong các triệu chứng kèm theo sau:

  • Suy giảm trí nhớ
  • Sốt
  • Cứng cổ
  • Nhìn mờ, nhìn đôi
  • Đau tăng khi ho và cử động
  • Tê, yếu chi
  • Đau mắt,
  • Mất ý thức

Sản phẩm thảo dược giúp giải quyết chứng nhức nửa đầu trái

Như chúng ta biết rằng, việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau Tây y để điều trị chứng nhức nửa đầu trái có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn như viêm loét dạ dày-tá tràng, tăng men gan,… Do vậy các bác sĩ thường khuyến cáo hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc Tây và thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, các bệnh nhân có một lựa chọn khác là sử dụng các sản phẩm thảo dược vì với các bệnh lý mạn tính thì đông y có ưu điểm hơn tây y là có thể sử dụng lâu dài và ít tác dụng phụ.

Sản phẩm hoạt huyết T-đình G&P kết hợp đông tây y với 3 nhóm thành phần chính.

Nhóm hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não cung cấp O2 cho não bộ gồm tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, nattokinase enzyme, ginkgo biloba chuẩn hóa nhập khẩu từ Nhật Bản.

Nhóm thảo dược có tác dụng đẩy lùi hội chứng rối loạn tiền đình – một trong những nguyên nhân dẫn tới nhức nửa đầu trái gồm cát căn, xuyên khung, hải đới căn, đại giả thạch.

Nhóm thành phần có tác dụng giảm đau đầu, đau nửa đầu, bồi bổ tế bào não bộ gồm citicoline Mỹ, cúc ngải vàng châu Âu và magie lactate.

Với công thức toàn diện kết hợp đông tây y như trên, hoạt huyết T-đình G&P đem lại hiệu quả tốt giúp giải quyết tình trạng nhức nửa đầu trái mạn tính mà ngày càng nhiều người mắc phải. Sản phẩm được tin dùng bởi bác sĩ và bệnh nhân tại bệnh viện y học cổ truyền Trung ương.

Ngoài ra, một trong những nguyên tắc không thể bỏ qua trong điều trị nhức nửa đầu trái là việc điều chỉnh lối sống.

  • Bệnh nhân cần có một chế độ làm việc, ngủ nghỉ hợp lý.
  • Không được lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học, hạn chế các đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Hi vọng với những kiến thức bài viết chia sẻ, độc giả sẽ phân biệt được chứng nhức nửa đầu trái mà mình gặp phải thuộc loại đau đầu gì cũng như nhận thức được mức độ nguy hiểm của nhức nửa đầu trái để có biện pháp điều trị và lối sống hợp lý.

Tham khảo: https://www.healthline.com/health/left-side-head-pain

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!