NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

04/05/2023
Share

Rối loạn tiền đình là một hội chứng mà rất nhiều người mắc phải, nó đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Mức độ mắc phải hội chứng này có thể nhẹ hoặc diễn biến khá nặng và nghiêm trọng tùy vào tình trạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân rối loạn tiền đình là gì?

Tổng quan bệnh Rối loạn tiền đình

Tiền đình là một hệ thống nằm ở vị trí sau ốc tai, nó có vai trò rất lớn trong việc duy trì thăng bằng của cơ thể, duy trì dáng bộ, phối hợp hoạt động của mắt và thân mình.

Hệ thống tiền đình giúp cho cơ thể thăng bằng thông qua sự điều khiển của dây thần kinh số 8. Khi chúng ta hoạt động, di chuyển,… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng theo để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình là tình trạng dây thần kinh số 8 bị tổn thương do các yếu tố khác nhau dẫn đến thông tin truyền qua đây bị sai lệch, làm cơ thể mất khả năng kiểm soát, mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn.

Bên cạnh đó, sự tắc nghẽn các mạch máu nuôi não hoặc thiếu máu lên não cũng làm cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin sai, lệch thời gian, gây ra hội chứng rồi loạn tiền đình.

Nguyên nhân Rối loạn tiền đình

Hội chứng rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra:

– Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai…

– Chấn thương đầu

– Rối loạn tuần hoàn máu như động mạch ở tiền đình bị tắc nghẽn, động mạch cột sống co thắt làm ảnh hưởng đến tai trong hoặc não.

Hội chứng rối loạn tiền đình cũng có thể tiền sử hoặc yếu tố di truyền và môi trường sinh hoạt của người mắc phải.

Theo một số nghiên cứu cho biết, việc giữ thăng bằng và chóng mặt có thể xảy ra nếu bạn sử dụng các thuốc điều trị đau mạn tính chứ không phải do rối loạn thần kinh hoặc ung thư.

Triệu chứng Rối loạn tiền đình

Khi người ta mắc bệnh, lão hóa hoặc do một chấn thương nào đó, hệ thống tiền đình sẽ bị tổn thương, rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra và liên quan đến nhiều triệu chứng như:

Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

Khó đi lại, dễ ngã do mất cân bằng và không thể định hướng không gian.

Rối loạn thị giác, nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

Rối loạn thính giác như ù tai

Tâm lý thay đổi như hay lo lắng, suy nghĩ, khó tập trung, giảm sự chú ý,…

Tùy vào trạng thái của mỗi người mà mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Trường hợp càng lớn tuổi thì bệnh càng nghiêm trọng.

Những người bị rối loạn tiền đình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày như học tập, làm việc, lao động do mất đi khả năng tập trung,  giảm sự chú ý, lo lắng quá mức. Trong trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, đi lại, thậm chí là khó khăn trong việc ra khỏi giường vào buổi sáng.

Đối tượng nguy cơ Rối loạn tiền đình

– Ở người cao tuổi, nguy cơ mắc các bệnh lý gây chóng mặt, hoa mắt, choáng váng ngày càng cao, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (đi không vững, dễ ngã,…)

Theo một nghiên cứu dịch tễ gần đây, có khoảng 35% số người từ 40 tuổi trở lên mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

– Tiền sử bị chóng mặt: những người đã từng bị chóng mặt trước đây sẽ có nguy cơ cao bị chóng mặt, tái đi tái lại nhiều lần

– Môi trường làm việc và sống không đảm bảo: quá ồn, thời tiết chuyển mùa,…

– Một thực tế cho thấy những người làm việc trong môi trường văn phòng rất dễ bị rối loạn tiền đình, ngay cả học sinh, sinh viên… lý do chính là: đây là những đối tượng thường phải ngồi nhiều, ít hoạt động và thể thao, dẫn đến tắc nghẽn hoặc co thắt mạch ở cột sống

– Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.

Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.

Phòng ngừa bệnh Rối loạn tiền đình

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn tiền đình?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ô tô, xe buýt hoặc tàu lửa

Mang theo kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình của bạn xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng

Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn

Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn

Tăng cường vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não

Tìm cách hạn chế stress, căng thẳng trong sinh hoạt và lao động

Các biện pháp điều trị Rối loạn tiền đình

Những phương pháp hay được dùng để điều trị rối loạn tiền đình.

Dựa vào tiền sử bệnh của người mắc, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên khoa, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người, từ biện pháp thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.

– Phương pháp hồi phục chức năng tiền đình: áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt nhằm cải thiện hệ thống tiền đình.

– Tập thể dục: bác sỹ sẽ đưa ra các bài tập dành riêng cho bạn để hồi phục các chức năng của cơ thể. Ngoài ra tập thể dục còn giúp bạn thư giãn, giảm bớt căng thẳng, tăng cường máu lưu thông đến não.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

– Thuốc: phụ thuộc vào mức độ rối loạn tiền đình mà bạn đang mắc phải.

– Phẫu thuật: được chỉ định khi các biện pháp trên không có tác dụng.

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh, đây chỉ là một hội chứng và hoàn toàn có thể điều trị được. Vì vậy bạn nên tích cực điều trị và loại bỏ các nguyên nhân rối loạn tiền đình để có thể thoát khỏi hội chứng này càng sớm càng tốt.

Các thảo dược tốt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

Có rất nhiều thảo dược trong Y học cổ truyền sử dụng hiệu quả với các bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Trong đó nổi bật là các thảo dược như xuyên khung, cát căn, đại giả thạch, hải đới thạch – theo công thức bài Nhị căn thang, giúp bình can hoạt huyết sử dụng hiệu quả cho BN mắc chứng rối loạn tiền đình

Đinh lăng là một loài cây vừa được trồng làm cây cảnh vừa được làm gia vị vì nó có tính ngọt, hơi đắng.  Theo Đông y, Đinh lăng có tính bình tắc là không nóng không lạnh hay là không hàn không nhiệt nên việc dung nạp cho cơ thể ta khá tốt do đó có tác dụng như một thuốc bổ cho cơ thể đặc biệt phù hợp đối với bệnh rối loạn tiền đình.

Ngoài ra còn có 1 số thảo dược khác là tinh hoa y học trên thế giới cũng rất tốt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.

Bạch quả là một loài cây mà phương tây sử dụng rất nhiều trong y học. Trong bạch quả có Ginkgo Biloba có tác dụng tăng tuần hoàn não, giãn mao mạch não do đó tăng lưu lượng máu tới não. Ngoài ra bạch quả còn làm tăng chuyển hóa ở các noron thần kinh nhờ đó nó có thể dùng cho các bệnh nhân mắc alzheimer, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc, là dược liệu quý hiếm được chiết xuất 100% từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm. Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng về sản lượng và là nơi đầu tiên sản xuất được tinh dầu thông đỏ. Ở Việt Nam cây thông đỏ có ở một số tỉnh Tây Nguyên nhưng công nghệ bào chế thông đỏ rất khó nên gần như chưa sản xuất được.

Cúc ngải vàng châu âu: là loài thảo dược mọc nhiều ở châu âu và phía Tây Mỹ. Cúc thơm có công dụng điều hòa dẫn truyền thần kinh giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu. Đặc biệt Cúc thơm ức chế tình trạng kết tập tiểu cầu nên ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông mạch máu.

Các thảo dược kể trên hiện có trong sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P đang được hàng nghìn nhà thuốc và bệnh nhân rối loạn tiền đình tin dùng.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!