NGƯỜI RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NÊN LÀM GÌ KHI BỊ CHOÁNG VÁNG?

19/05/2023
Share

Bệnh nhân của rối loạn tiền đình thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng,… Tần suất và mức độ của mỗi người có nhiều khác biệt, nhưng có điểm chung là đều khiến người bệnh cảm thấy nôn nao, khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống. Vậy người bệnh rối loạn tiền đình nên làm gì để xử trí trước những dấu hiệu này, hãy tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Rối loạn tiền đình là gì?

Trước khi đi sâu vào chi tiết, hãy cùng tìm hiểu về hệ thống tiền đình và chứng rối loạn tiền đình. Hệ thống tiền đình là một cơ quan nằm ở phía sau ốc tai. Nhiệm vụ chính của hệ thống này duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể. Nó cũng đóng vai trò trong việc định hướng cơ thể trong không gian ba chiều.

Những biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh này là các cơn đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác, thính giác,… Các triệu chứng thường xảy ra khá đột ngột, khiến nhiều bệnh nhân bối rối trong việc đối phó. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi ở từng người. Có bệnh nhân chỉ cảm thấy choáng váng, mất cân bằng, không thể đi lại, có người thì lại mất nhận thức, ngất xỉu,…

Những năm trước, rối loạn tiền đình chủ yếu gặp ở những người cao tuổi. Thống kê của Cuộc điều tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Hoa Kỳ (National Health and Nutrition Examination Surveys, NHANES) chỉ ra có tới 85% người có độ tuổi trên 80 gặp các triệu chứng bất thường về tiền đình. Tuy nhiên, độ tuổi của người bệnh tiền đình đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, tức là căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Hiện nay, chứng tiền đình thường được bắt gặp ở dân văn phòng và người làm công việc trí óc.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và công tác thường ngày. Bệnh nhân của rối loạn tiền đình thường có dấu hiệu mất tập trung, uể oải, thiếu năng lượng. Khá nhiều trường hợp không thể thực hiện được những công việc đơn giản hàng ngày như ăn uống, đi lại,…mà không gặp phải khó khăn. Trong đó, chứng choáng váng xảy ra với tần suất lớn và đặc biệt mang lại rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Hãy tìm lời giải đáp khi bệnh nhân choáng váng do rối loạn tiền nên làm gì.

Người bệnh rối loạn tiền đình nên làm gì để xử trí cơn choáng váng?

Có rất nhiều cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà để có thể nhanh chóng giảm thiểu triệu chứng choáng váng. Trước hết, dừng lại các hoạt động đang làm, không cố thực hiện tiếp. Người bệnh nên từ từ đứng lên, tránh di chuyển đầu một cách đột ngột. Hãy bám vào một điểm tựa chắc chắn để đảm bảo bản thân không bị té ngã. Không cúi đầu xuống quá sâu, sẽ khiến cơn chóng mặt tồi tệ hơn rất nhiều. Di chuyển tới một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Khu vực này nên là chỗ không có âm thanh, ánh sáng hay mùi vị mạnh. Cũng không nên tìm đến những nơi quá nóng hay quá lạnh. Không khí phải được lưu thông ở vị trí này, nhưng cũng không nên quá thoáng gió. Bệnh nhân nằm ở vị trí thoải mái, hít thở đều, nhắm mắt tập trung điều chỉnh, hoặc nhìn vào một điểm ở xa để dần điều chỉnh. Nếu cảm thấy có thể, bệnh nhân tiền đình nên vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết.

Buồn nôn và nôn là triệu chứng phổ biến của rối loạn tiền đình. Lúc này, người bệnh nên nôn hết ra để giảm cảm giác nôn nao, khó chịu. Nhưng vì nôn khiến bệnh nhân bị mất nước và điện giải, nên sau đó phải bổ sung thêm những thành phần này. Oresol là một sản phẩm tối ưu thường được lựa chọn.

Người bệnh có thể lựa chọn dùng thêm nước chanh hoặc nước gừng để giúp giảm các cơn chóng mặt. Vitamin C trong chanh có tác dụng giảm nhanh tình trạng hoa mắt, choáng váng. Gừng có chứa gingerol, tăng cường tuần hoàn máu não, kích thích lưu thông, do đó cũng có thể khắc chế các cơn chóng mặt. Cũng có thể thêm vào một chút mật ong để tăng thêm hiệu quả. Trong mật ong có thành phần dồi dào dưỡng chất như sắt, photspho, magie, vitamin B, C, sẽ có hiệu quả trong việc giúp cơ thể hồi phục sau các triệu chứng tiền đình. Bệnh nhân rối loạn tiền đình sử dụng các loại đồ uống này ở nhiệt độ ấm, khoảng 40 độ C là tối ưu nhất.

Thuốc và các sản phẩm hỗ trợ dứt điểm chóng mặt do tiền đình cũng xuất hiện nhiều trên thị trường. Để cắt cơn nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số thuốc như Tanganil có thành phần là acetyl-DL-leucine. Tuy nhiên, có lưu ý rằng sử dụng thuốc kéo dài lâu có nguy cơ gây mệt mỏi và các vấn đề tiêu hóa cho cơ thể.

Một lựa chọn có thể cân nhắc là Hoạt huyết T-Đình G&P. Nhờ áp dụng bài “Nhị căn thang”  cho bệnh nhân tiền đình nổi tiếng của Thánh y Trương Trọng Cảnh, thêm vào các thành phần hoạt huyết, phá cục máu đông như tinh dầu thông đỏ, Nattokinase, cúc ngải vàng, cùng với hoạt chất nuôi dưỡng tế bào não citicoline, Hoạt huyết T-Đình G&P hỗ trợ giải quyết dứt điểm chứng tiền đình cùng với các bệnh lý liên quan của não bộ và hệ thần kinh. Sản phẩm cũng có khả năng phòng và ngăn ngừa tái phát, thích hợp dùng cho mọi đối tượng đã, đang, hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

Hoạt huyết T-Đình G&P là sản phẩm của Công ty liên hoan G&P France với 12 năm uy tín trên thị trường, với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu và quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng vượt trội. Vì vậy, người bệnh bị rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể yên tâm về xuất xứ, chất lượng của nguyên liệu cũng như thành phẩm, cùng với độ an toàn khi sử dụng của sản phẩm.

Người bệnh rối loạn tiền đình nên làm gì để phòng tránh chóng mặt?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người mắc chứng rối loạn tiền đình nên chủ động có các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế các triệu chứng bệnh xảy ra. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều nên thực hiện. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta dễ dàng đối mặt với các tình huống sức khỏe hơn. Bệnh nhân tiền đình nên bổ sung đủ nước hàng ngày và cân bằng lượng đường, đạm, béo, vitamin hợp lý. Tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích. Giảm lượng đồ ăn nhiều chất béo xấu hoặc đường tinh luyện cũng giúp ích rất nhiều.

Bệnh nhân nên có thói quen vận động thường xuyên, đặc biệt đối với dân văn phòng. Những bài tập như dưỡng sinh, yoga, đi bộ, đạp xe rất thích hợp với chứng tiền đình. Người bệnh cũng tránh suy nghĩ, lo lắng quá độ, giảm thiểu stress và giữ tinh thần nhẹ nhàng, vui vẻ, khoan khoái.

Lời kết

Hy vọng sau bài viết này, đáp án cho câu hỏi ”Người bị rối loạn tiền đình nên làm gì khi choáng vàng” có thể giúp những người đang chịu nhiều bất tiện với chứng bệnh này có được phương án giải quyết.

Kết hợp các biện pháp xử trí nhanh với lựa chọn đúng sản phẩm dùng thường xuyên như Hoạt huyết T-Đình G&P để cải thiện tình trạng tiền đình, cùng với áp dụng chế độ dinh dưỡng, lối sống như đã trình bày ở trên, chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình sẽ không còn là nỗi khổ đeo bám bệnh nhân tiền đình hàng ngày.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!