Nội dung
1. Đau nửa đầu vai gáy là bệnh gì?
Đau nửa đầu vai gáy là chứng bệnh gây ra những cơn đau ở một bên đầu kèm nhức mỏi ở khu vực vai và gáy. Cơn đau có thể lan xuống bả vai, khiến cho cả cánh tay và ngón tay bị mỏi hoặc tê. Bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện do tình trạng căng cơ khi làm việc quá sức hoặc do cơ thể bị nhiễm lạnh gây đau nửa đầu vai gáy kèm theo hiện tượng cứng cổ.
2. Triệu chứng của đau nửa đầu vai gáy
Một số triệu chứng thường gặp của chứng đau nửa đầu vai gáy như sau:
- Cơn đau nửa đầu vai gáy thường dữ dội trong vài tiếng đến vài ngày.
- Đau mỏi vùng cổ, đau nửa đầu và đau vai, khó khăn trong việc cử động cổ gáy. Có thể kèm theo hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, đứng không vững, ù tai.
- Rối loạn cảm giác, bỏng rát vai gáy, tê bì vùng đầu, cảm giác như có kiến bò. Các triệu chứng ngày càng nặng và di chuyển dần xuống cánh tay, các ngón tay.
- Bệnh nhân sợ ánh sáng, tiếng động, nhức đầu, mờ mắt, giật nhói hai bên thái dương
3. Nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu vai gáy
3.1. Thiếu máu não
Thiếu máu não là hiện tượng lượng máu lên não đột ngột suy giảm, dẫn đến đau đầu, đau cổ, khu vực chẩm và khu vực vai gáy. Tùy mỗi người mà cơn đau có thể nặng hay nhẹ, nhưng đa phần đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
3.2. Thoái hóa xương khớp
Thoái hóa xương khớp chiếm đến 60% và được cho là nguyên nhân hàng đầu gây đau nửa đầu vai gáy
Các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… gây ra sự chèn ép lên động mạch và dây thần kinh, cản trở hoạt động tuần hoàn máu lên não và gây đau nhức vùng vai gáy.
3.3. Bệnh Migraine
Biến chứng của Hội chứng Migraine cũng có thể là chứng đau nửa đầu vai gáy. Khi căng thẳng, stress, mất ngủ, chế độ ăn uống thất thường… thì chất dẫn truyền thần kinh Serotonin sẽ được giải phóng và phân hủy đột ngột. Khiến các mạch máu co giãn bất thường, gây nên chứng đau nửa đầu. Những cơn đau đầu này có thể kéo dài từ vài tiếng đến vài ngày, chúng sẽ lan dần xuống gáy và vai.
3.4. Một số nguyên nhân khác
Ngồi ở một tư thế quá lâu, vận động sai tư thế, bê vật nặng, lao động quá sức hoặc nằm sai tư thế… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu vai gáy.
4. Những điều cần lưu ý với người đau nửa đầu vai gáy
Đau nửa đầu vai gáy có thể gây ra những cơn đau nhức kéo dài, gây ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, làm giảm sút sức lao động. Không những vậy, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng mà người đau nửa đầu vai gáy cần lưu ý:
4.1. Chấn thương và thoái hóa đốt sống cổ
Đau vai gáy nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những chấn thương vùng cổ, gây ra những khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Đôi khi những cơn đau dai dẳng còn khiến người bệnh phải ngừng công việc để điều trị.
Tình trạng nặng hơn nữa là thoái hóa đốt sống cổ. Lúc này dây chằng dọc cổ đã bị viên và lắng tụ canxi, gây hẹp lỗ ra của rễ dây thần kinh. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: tê, đau ở cổ và lan xương vùng vai gáy. Nếu không được chữa trị ngay có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.
4.2. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nặng hơn khi thoái hóa đốt sống cổ không được chữa trị kịp thời. Lúc này các rễ thần kinh bị chèn ép và gây đau nhức nặng vùng vai, gáy. Khiến người bệnh không thể cúi đầu, quay đầu…
4.3. Dính khớp
Các cơ và mô mềm lân cận bị viêm, làm các đốt sống cổ, đốt sống lưng và các khớp xương gần vùng vai gáy dính lại với nhau, gây nên bệnh dính khớp. Một số triệu chứng điển hình của dính khớp gồm: đau nhức cơ khớp ở xương sống cổ, đau lan ra các xương sống lưng và ngực, đau nhức bả vai và cánh tay… Người bệnh dần dần có thể bị gù do các đốt cột sống dính vào nhau, gây biến dạng cột sống. Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến liệt xương cột sống.
4.4. Gai cột sống
Đau vai gáy lâu ngày khiến lớp bọc của các đốt sống hư tổn và thoái hóa, dẫn tới mất chức năng đệm giữa các xương, làm tăng lực tác động lên mâm đốt sống. Khi này, những vành đai xương và các gai xương sẽ hình thành ở rìa đốt sống cổ để tăng khả năng chịu lực.
Những người bị gai đốt sống cổ thường xuyên thấy đau buốt khi cử động do các gai xương đâm vào thịt, chèn vào hệ thống dây thần kinh. Để lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
4.5. Liệt nửa người
Biến chứng nặng nhất và nguy hiểm nhất là liệt nửa người. Người bệnh bị đau nửa đầu vai gáy nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, chèn ép các mạch máu và dây thần kinh gây nhồi máu cơ tim, liệt nửa người.
5. Cách hạn chế tình trạng đau nửa đầu vai gáy
Bệnh đau nửa đầu vai gáy có thể chữa trị bằng Đông Y, Tây Y do người bệnh lựa chọn. Ngoài ra còn có thể chữa đau vai gáy bằng vật lý trị liệu để giúp hệ thống cơ xương khớp mau cân bằng và chóng hồi phục chức năng vận động.
Ngoài ra, để phòng ngừa và giảm nhanh triệu chứng đau vai gáy, người bệnh cần chú ý:
- Nên nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, hạn chế vận động trong ngày.
- Không nên nằm kê gối quá cao.
- Thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc bắt buộc ngồi hoặc đứng lâu, cách 30 phút nên thực hiện các động tác vận động cổ, vai.
- Xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau đồng thời hỗ trợ tăng cường máu lưu thông đến cơ bắp.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao với các bài tập phù hợp và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, kali, các vitamin A, B, C, E…
- Sử dụng kết hợp một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ dược liệu để tăng cường tuần hoàn máu não, lưu thông khí huyết, giảm tình trạng đau nửa đầu, vai gáy.
Trong đó nổi bật là sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P, là sự hội tụ của tinh hoa y học thế giới và các thảo dược Việt với 3 nhóm thành phần:
+ Nhóm hoạt huyết giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não: tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, ginkgo biloba, nattokinase
+ Nhóm cải thiện dứt điểm rối loạn tiền đình: xuyên khung, cát căn,đại giả thạch, hải đới căn
+ Nhóm giảm đau, bồi bổ tế bào não bộ: cúc ngải vàng châu Âu, citicolin Mỹ, magie lactat
Đau nửa đầu vai gáy gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống nói chung. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đã nên trên. Vì vậy nếu độc giả hoặc người thân đang mắc chứng bệnh này thì hãy tới các cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra liệu pháp điều trị phù hợp.