Làm gì khi thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ?

12/12/2022
Share

Thai quá ngày dự sinh hay còn được gọi theo cách dân gian là “chửa trâu” là hiện tượng mang thai mà khi đã quá ngày dự tính sinh mà em bé vẫn chưa được sinh ra. Theo y học, những trường hợp thai quá ngày dự sinh là khi thai kỳ đã kéo dài quá 42 tuần tính từ ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Thai quá ngày dự sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi cũng như mẹ bầu.

Thai quá ngày dự sinh nguy hiểm thế nào?

Ngày dự sinh là ngày bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ.

Khi kết thúc tuần thai thứ 40, bước sang tuần thứ 41 là thời điểm thích hợp để thai nhi chào đời, vì đồng thời đây cũng là thời điểm thai bắt đầu già đi, các chức năng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi bắt đầu suy yếu. Vì vậy, thai càng lâu thì càng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.

– Nguy cơ đối với thai nhi: Ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim thai nhi, tổn thương hệ thần kinh, gây thiểu năng hệ thần kinh vận động, nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, sốt cao, nhiễm trùng, em bé chào đời bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo, sức đề kháng kém, thậm chí là tử vong…

– Nguy cơ đối mẹ bầu: thai nhi càng tiếp tục phát triển lớn thêm khiến bà bầu khó sinh do con to, từ đó bắt buộc phải mổ lấy thai; nước ối cạn dần khiến mẹ dễ bị cơn gò tử cung chèn ép dây rốn; sau sinh phải nằm viện nhiều ngày và dễ để lại nhiều biến chứng.

Ngoài ra, nếu mẹ không để ý đến thời gian chào đời của con mà cứ để mọi chuyện diễn ra tự nhiên thì thai nhi sẽ bị tử vong trong quá trình chuyển dạ. Nguyên nhân là do dây rốn bị chèn ép mỗi khi xuất hiện cơn gò tử cung dẫn đến suy thai.

Mẹ nên làm gì khi thai quá ngày dự sinh:

Khi thấy ngày dự sinh đã qua khoảng 1 tuần thì tốt nhất mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để được khám và theo dõi kỹ càng hơn. Nếu là lỗi sai về tính ngày dự sinh thì không sao nhưng nếu thực sự là quá ngày thì mẹ sẽ được chỉ định nhập viện để quan sát và có thể là phải mổ đẻ để đảm bảo an toàn.

Theo đó, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp kích thích chuyển dạ bằng cách tiêm thuốc oxytocin qua đường tĩnh mạch để gây ra những cơn co nhân tạo. Tiếp theo sẽ đặt một viên thuốc vào âm đạo để làm mềm tử cung và bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, trường hợp mổ đẻ chỉ được diễn ra khi bác sĩ đã sử dụng mọi thủ thuật vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ và nhịp tim thai nhi bình thường.

Ngoài ra, khi thấy dến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu gì thì mẹ hãy áp dụng một số mẹo kích thích dấu hiệu chuyển dạ như:

– Ăn cay theo sức chịu đựng của bản thân

– Ăn dứa: Dứa có nhiều enzyme Bromelain giúp kích thích và làm mềm tử cung

– Quan hệ: trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và Oxytocin có tác dụng làm tăng các cơn co, nhưng lưu ý không nên quan hệ khi đã vỡ ối vì có thể gây nhiễm trùng ối.

– Kích thích vùng ngực: dùng bàn tay xoa tròn lên núm vú và quầng vú (khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 giờ) sẽ giúp sản sinh oxytocin kích thích thai nhi chào đời.

– Đi bộ: cách này giúp em bé di chuyển dần xuống gần tử cung của mẹ nhanh hơn.

Khi thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, mẹ bầu nên sớm tới khám tại các cơ sở y tế để được các bác sỹ sản khoa có kinh nghiệm chẩn đoán, đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!