Rối loạn tiền đình, dân gian hay gọi là chứng “Huyễn vựng”, là một căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 35% dân số thế giới. Chứng rối loạn tiền đình gây ra không ít bất tiện trong cuộc sống của người mắc. Không những thế, nó còn để lại những tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe. Tuy vậy, làm thế nào để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả thì không phải ai cũng biết cách.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Cân bằng của cơ thể con người được duy trì nhờ một hệ thống điều khiển cảm biến phức tạp. Đầu tiên, đó là luồng thông tin đầu vào từ thị giác, cảm giác và dữ liệu về chuyển động, cân bằng, định hướng không gian của hệ thống tiến đình. Những thông tin đó sẽ được chuyển thành các tín hiệu, gửi đến bộ não để điều khiển tư thế của cơ thể. Nếu một phần của hệ thống này bị tổn thương vì một lý do nào đó, trong trường hợp này là hệ tiền đình, các tín hiệu sẽ xuất hiện nhiều bất thường, từ đó khiến cơ thể mất đi định hướng đúng và gây ra những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình.
Các thông nang ở tai trong (utricle) và tiểu nang của khoang tiền đình (saccule) gộp lại thành cơ quan sỏi thính giác, phát hiện trọng lực ( các thông tin theo hướng dọc) và chuyển động tuyến tính. Ba ống bán nguyệt (semicircular canal) nhạy cảm với chuyển động xoay vòng. Những ống này nằm vuông góc với nhau, chứa đầy một loại chất lỏng gọi là nội dịch. Khi đầu quay theo một hướng, chất lỏng trong kênh cụ thể cảm nhận hướng đó sẽ tụt lại phía sau vì quán tính và gây áp lực nên thụ thể cảm giác của kênh. Các thụ thể đó sẽ gửi các xung đến não về chuyển động từ kênh được kích thích, Khi các cơ quan tiền đình ở hai bên tai hoạt động bình thường, chúng sẽ gửi các xung đối xứng lên não, nghĩa là các xung bắt nguồn từ một bên sẽ đồng nhất với bên còn lại. Vậy nên, khi các luồng thông tin này bị sai lệch, tức có tổn thương ở hệ tiền đình, sẽ gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hay gặp ở bệnh nhân tiền đình.
Dưới đây là danh sách một số triệu chứng đã được báo cáo xuất hiện ở bệnh nhân rối loạn tiền đình. Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có nhiều sự khác biệt đáng kể giữa mỗi cá nhân.
Chóng mặt:
- Quay cuồng, bệnh nhân cảm giác các sự vật khác di chuyển xung quanh nhưng thực tế không phải vậy.
- Triệu chứng có thế xuất hiện khi người bệnh ngồi yên, đứng lên, hoặc khi di chuyển. Kèm đó là cảm giác lâng lâng, chòng chành, đứng không vững; hoặc bị đè nặng hay kéo về một hướng.
Mất cân bằng và mất định hướng
- Mất thăng bằng, vấp ngã, gặp khó khăn khi đi thẳng hoặc rẽ ngang.
- Vụng về, có trở ngại phối hợp các động tác.
- Không duy trì được tư thế thẳng, đầu nghiêng sang bên
- Có xu hướng nhìn xuống đất để kiểm tra vị trí mặt đất.
- Phải vịn, tựa vào điểm nào đó để đứng, hoặc chống tay đầu gối khi ngồi.
- Khó khăn khi đi bộ trong bóng tối.
Rối loạn thị giác
- Khó tập trung tầm mắt; cảm giác các vật thể mờ nhòe, nhảy lên, xuất hiện hình đôi. Khả năng xác định chiều sâu rất kém.
- Nhạy cảm với ánh sáng chói, đèn di chuyển hoặc nhấp nháy.
- Bệnh quáng gà gia tăng, trở ngại đi lại trong bóng tối.
Rối loạn thính giác
- Mất thính lực, ù tai
- Nhạy cảm với tiếng ồn lớn. Âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng nặng triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mất cân bằng.
Sự phức tạp từ hệ thống thăng bằng của con người tạo ra nhiều thách thức trong việc đẩy lùi chứng bệnh liên quan. Rối loạn tiền đình là nguyên nhân đặc biệt khó khăn trong tìm kiếm phương án giải quyết đúng đắn vì sự tương tác và mức độ ảnh hưởng không thể thay thế với việc kiểm soát chuyển động và tư thế của cơ thể.
Điều trị rối loạn tiền đình thế nào mới là hiệu quả?
Hình thức được chỉ định cho rối loạn tiền đình phụ thuộc vào các triệu chứng, tiền sử và sức khỏe nói chung của bệnh nhân. Với nền y khoa hiện đại hiện nay trên thế giới, đã có nhiều phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình được phát hiện và ứng dụng.
Liệu pháp phục hồi tiền đình (Vestibular Rehabilitation Therapy – VRT)
Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, mang lại nhiều hiệu quả đáng ngạc nhiên. Liệu pháp phục hồi tiền đình VRT sử dụng các động tác của những bài tập để tạo ra các chuyển động như khi hệ tiền đình bị rối loạn với mức độ nhẹ nhàng hơn. Từ đó, não bộ dần dần làm quen dần với những luồng thông tin sai lệch và dần dần làm quen. Cơ thể cũng sẽ học được cách làm như thế nào để giữ cân bằng khi thiếu đi hệ tiền đình. Các biểu hiện của rối loạn tiền đình sẽ giảm dần. Các động tác của bài tập khá đơn giản, bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà.
Phương pháp tái định vị Canalith (Canalith Repositioning Procedure – CRP)
Thông qua một loạt các hình thức thay đổi vị của đầu, CRP di chuyển các otoconia ra khỏi ống tai trong, từ đó khắc phục các cơn chóng mặt. Otoconia là các hạt sỏi tai hay thạch nhĩ, là một thụ thể thính giác, có cấu tạo từ calcium carbonate. Khi những hạt này rơi rụng vào các kênh bên tai trong, sẽ gây nên các cơn chóng mặt, choáng váng kịch phát.
CPR bao gồm một loạt các chuyển động đầu và thân đặc biệt, quay nghiêng đầu theo bốn góc khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể được thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên nghiệp, bằng các chuyên gia được đào tạo bài bản. Nếu tự ý thực hiện không đúng cách, người bệnh có nguy cơ gặp các chấn thương cổ, lưng, hoặc phản tác dụng, khiến các hạt sỏi di chuyển sai vị trí và khiến bệnh nặng hơn.
Sử dụng các thuốc và thảo dược
Hiện nay các thuốc và sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình đã được nghiên cứu và lưu hành phổ biến trên thị trường. Các thuốc hóa dược thường tập trung nhiều vào giải quyết triệu chứng của bệnh. Các nhóm thuốc hay sử dụng là thuốc chống viêm, nhóm anti – histamin H1 hay các thuốc chống nôn. Một số thuốc tiêu biểu thường được được chỉ định ở Việt Nam là Tanganil, Vinpocetin, Cinnarizin, Betaserc, Duxil,…Vì là thuốc hóa dược tổng hợp nên những thuốc này cũng gây ra thêm một số tác dụng phụ. Nếu sử dụng dài ngày, bệnh nhân cần lưu ý.
Đông y thì có xu hướng tác động vào căn nguyên bệnh. Nguyên nhân của rối loạn tiền đình theo y học phương đông là do can thận, đàm thấp và khí huyết hư. Vì thế, những bài thuốc cổ truyền tập trung vào ổn định các tạng mạch và bổ sung khí huyết hao tổn. Bán hạ, xuyên khung, cát căn, đại giả thạch,… là những vị thuốc hay sử dụng. Các bài thuốc này thường “vừa bổ vừa tả”, tức là vừa trị vừa bổ sung, nên tác dụng thường chậm hơn thuốc hóa dược. Đổi lại, tác dụng phụ sẽ gần như bằng không, độ an toàn cực kì cao.
Hiện nay, các sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình được lưu hành tràn lan. Bệnh nhân phải cực kỳ tỉnh táo khi lựa chọn, dưa trên các tiêu chí về sự uy tín của nhà sản xuất, thành phần, nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng cũng như quy trình bào chế, sản xuất phải được kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
Hoạt huyết T – đình G&P sử dụng bài thuốc “Nhị căn thang” của Thánh y Trương Trọng Cảnh viết nên, cùng với Nattokinase, tinh dầu thông đỏ, cúc ngải vàng, citicoline, hỗ trợ dứt điểm chứng rối loạn tiền đình và cải thiện chức năng tuần hoàn máu não, phá cục máu đông, ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến,…
Hoạt huyết T – đình G&P là sản phẩm của Công ty liên hoan G&P France với 12 năm uy tín trên thị trường, với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu và quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng vượt trội.