Rối loạn tiền đình là căn bệnh gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong công việc và cuộc sống. Hiện nay, có nhiều trường phái đưa các các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình khác nhau, khiến nhiều người không khỏi bị rối bời vì quá nhiều thông tin. Vậy nên theo Đông y hay Tây y, hãy theo dõi câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Nội dung
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình là một phần của hệ thống thần kinh, vị trí ở sau hai ốc tai. Chức phận chính của hệ tiền đình là duy trì cân bằng cho cơ thể khi con người chuyển động, cúi xuống hay thực hiện các cú xoay người.
Trạng thái mất thăng bằng về tư thế, khiến bệnh nhân thường xuyên trải qua các tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, nôn, không đứng vững,… được gọi là rối loạn tiền đình. Bệnh lý này hay tái phát và thường xảy ra ở người cao tuổi, khiến cuộc sống và công việc của nhiều người có nhiều biến chuyển theo hướng tiêu cực.
Căn bệnh này có khoảng thời gian kéo dài rất ngẫu nhiên. Người bệnh có thể có các triệu chứng trong vài ngày rồi hết, nhưng cũng có trường hợp có những người bị các dấu hiệu tiền đình đeo bám đến hàng năm trời, tái đi tái lại. Không ít trường hợp ghi nhận đã sống chung với tiền đình tận 20, 30 năm. Trong lúc bệnh phát tác, nhiều bệnh nhân cố gắng di chuyển có thể bị ngã, trầy xước, gãy xương,… Nguy hiểm nhất vẫn là chấn thương sọ não, chấn động não, có rất nhiều nguy cơ vì não là cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Chình vì vậy, phải nhanh chóng điều trị rối loạn tiền đình để có thể hạn chế và ngăn chặn các tác động tiêu cực của căn bệnh này.
Điều trị rối loạn tiền đình theo y học phương Tây
Tây y quan niệm rằng, khi hệ thống tiền đình có trục trặc gì đó, nó không thể tiếp nhận và xử lý các thông tin về thăng bằng của cơ thể, từ đó dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng. Rối loạn chức năng tiền đình có nguyên nhân thường gặp nhất là do các chấn thương, lão hóa và nhiễm virus. Yếu tố thuộc về di truyền và các tác nhân từ môi trường cũng có thể gây nên hoặc góp phần vào lý do rối loạn tiền đình.
Bước đầu tiên của quá trình điều trị là phải có một chẩn đoán chính xác. Đau đầu, chóng mặt không hẳn là bệnh, chúng là triệu chứng của những căn bệnh cụ thể. Sau đó, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị nguyên nhân, kiểm soát triệu chứng, tăng tốc quá trình tự điều chỉnh của cơ thể hay điều hòa các thay đổi của cơ thể đi kèm với bệnh.
Việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào việc rối loạn này ở giai đoạn đầu hay cấp tính (kéo dài đến 5 ngày) hoặc đã ở giai đoạn mãn tính (diễn ra trong một khoảng thời gian dài).
Nếu bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính, đã loại trừ được các loại bệnh khác, bác sĩ có thể kê các thuốc chống say tàu xe để ức chế tiền đình. Ngoài ra, nếu bệnh nhân buồn nôn, nôn thì cũng có thể được chỉ định thêm thuốc chống nôn. Thuốc ức chế tiền đình có 03 nhóm chính : thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin (dimenhydrinate) và nhóm thuốc benzodiazepine (lorazepam, diazepam). Thuốc ức chế tiền đình là loại thuốc làm giảm cường độ của chứng chóng mặt và chứng giật nhãn cầu do mất cân bằng tiền đình. Nếu người bị rối loạn tiền đình kèm nôn nhiều, dẫn đến mất dịch cơ thể, có khả năng bệnh nhân phải bổ sung thêm điện giải hay truyền dịch tĩnh mạch.
Nhiễm trùng tai giữa cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiền đình. Vì thế, người bị bệnh cũng có thể sử dụng các thuốc kháng sinh (amoxicillin), thuốc kháng virus (acyclovir) hay một số thuốc có thành phần corticoid (methylprednisolon) để điều trị tình trạng viêm của tai.
Đôi khi, cảm giác buồn nôn và nôn còn gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh hơn cả những cơn tiền đình. Do đó, kiểm soát các biểu hiện kèm theo là một phương hướng trong điều trị tiền đình. Hệ thống tiền đình có liên quan đến phần não kiểm soát sự buồn nôn và nôn của con người. Nếu hệ tiền đình bị kích thích mạnh hay có những bất thường, trung tâm nôn ở não sẽ hoạt động, khiến bạn bị ói mửa. Ngoài ra, còn một số triệu chứng kèm theo khác là xanh xao, chảy nhiều nước bọt, tiêu chảy và trướng bụng. Các thuốc ức chế tiền đình và thuốc chống nôn sẽ có nhiều hiệu quả trong những trường hợp này.
Một số thuốc hóa dược hay được kê là Tanganil, Cinnarizin, Flunarizin, Vinpocetin, Betaserc, Duxil,… Tanganil thành phần chính là Acetylleucin. Thuốc có khả năng điều trị tất chóng mặt vì bất cứ nguyên nhân nào, như chóng mặt do vị trí, chóng mặt do tiền đình, do tăng huyết áp, chóng mặt trong đau nửa đầu, do thay đổi thời tiết… Nhờ khả năng kháng sinh có tác dụng giảm đau, ngăn cơn đau tái phát kèm kháng viêm, thuốc có khả năng cắt triệu chứng tức thì. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng trong thời gian dài, cơ thể sẽ bớt sản sinh kháng thể và Tanganil sẽ ít còn tác dụng. Cũng có ghi nhận về tác dụng phụ gây nổi mề đay, phát ban da.
Cinnarizin (Stugeron) thuộc nhóm thuốc kháng Histamin H1, thường được kê cho rối loạn tiền đình. Thuốc cũng có hiệu quả với say tàu xe, say sóng. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: triệu chứng ngoại tháp (run không kiểm soát), buồn ngủ, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Betaserc, Duxil là nhóm thuốc tăng tuần hoàn não đến các bộ phận tiền đình, thường được sử dụng sau đợt cấp và để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài. Buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy bụng, nhức đầu là những tác dụng không mong muốn có thể gặp. Tụt huyết áp thế đứng, tuy hiếm xảy ra hơn, nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Điều trị rối loạn tiền đình theo quan điểm Đông y
Y học cổ truyền gọi chứng rối loạn tiền đình là “huyễn vựng”. “Huyễn vựng” chỉ các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm, cảm giác như đang ngồi trên một chiếc thuyền chòng chành, đừng lên dễ ngã. Có nhiều học thuyết về lý do gây nên bệnh. Sách “Nội kinh” cho rằng ” Các chứng phong xoay chuyển choáng váng đều thuộc về can”. Danh y Chu Đan Khê và Trương Trọng Cảnh nhận định đàm ẩm đình trệ khiến khí không lên được, cũng gây ra “huyễn vựng”. Còn Trương Nhạc Cảnh chỉ ra ” Không có hư tổn thì không có huyễn vựng”, tức nếu muốn trị tận gốc bệnh, phải chữa khỏi các hư tổn của cơ thể. Y học cổ truyền hiện đại tổng hợp lại 03 nguyên nhân chủ yếu của rối loạn tiền đình là can thận bất túc, đàm thấp ngăn trở và tâm tỳ suy kém.
Đông y chia rối loạn tiền đình thành “thực chứng” và “hư chứng”. Thực chứng bệnh nhân bất chợt ù tai, chóng mặt, hoa mắt, trời đất đảo lộn, bệnh nhân cảm giác dễ ngã nếu không nhắm mắt và nằm xuống. Chứng này được cho có nguyên nhân do can bốc hỏa lên gây bệnh là chủ yếu. Nguyên nhân khác là đờm thấp khiến thanh dương không lên được. Trường hợp này dùng bài “Thiên ma câu đằng ẩm” và “Nhị căn khang” để điều trị.
Hư chúng cũng giống như xảy ra đột ngột và nhiều dấu hiệu như thực chứng, xảy ra thời gian ngắn hoặc kéo dài vài giờ đến vài ngày. Bệnh này chủ yếu do các tạng suy yếu, không nuôi dưỡng can huyết, làm can dương vượng quấy động sinh bệnh.
“Kỷ cúc địa hoàng hoàn”, “Định huyết thang”, “Chỉ huyễn trừ vựng thang” là một số phương thuốc truyền đời được sử dụng với hư chứng.
Tùy từng chứng bệnh và đối tượng mắc, Đông y có những thay đổi và điều chỉnh phù hợp. Thánh y Trương Trọng Cảnh viết:” Cần phân biệt rõ hư thực. Bệnh hư nên bổ, bệnh thực nên tả”.
Nên chọn Đông y hay Tây y?
Đông y hay Tây y mới đúng là một câu hỏi rất khó trả lời. Đáp án đúng phụ thuộc vào sự quyết định của các chuyên gia y tế và tùy thuộc tình trạng của từng người bệnh, tùy theo triệu chứng, mức độ, thời gian, tần suất, đáp ứng cơ thể với phương pháp điều trị,… Chỉ có người bệnh mới có thể tự đưa ra được câu trả lời đúng đắn nhất.
Tuy nhiên, có lời khuyên rằng: Nếu các triệu chứng của bạn mới xuất hiện và ở mức độ nhẹ , nên tìm đến các thuốc hóa dược để nhanh chóng kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng. Còn nếu bệnh diễn ra với thời gian kéo dài, nên tìm hiểu các phương pháp y học cổ truyền, vì Đông y thường chú trọng đến vừa điều trị vừa bồi bổ cơ thể, cùng với các vị dược liệu không thể cắt triệu chứng ngay lập tức, nhưng từ từ điều chỉnh trạng thái cơ thể. Vì thế nên điều trị theo Đông y hiệu quả không nhanh bằng Tây y nhưng tác động vào căn nguyên bệnh và hầu như không gây ra các tác dụng phụ.
Hoạt huyết T – đình G&P, được bào chế theo công nghệ hiện đại của nhà máy đạt chuẩn GMP G&P France, dựa trên bài thuốc “Nhị căn khang” nổi tiếng, kết hợp thêm các thành phần là tinh hoa y học thế giới như như nattokinase, chiết xuất ginkgo biloba của Nhật, tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, cúc ngải vàng Châu Âu, Citicolin Mỹ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng tiền đình, an toàn khi sử dụng thường xuyên, lâu dài