ĐAU NỬA ĐẦU BÊN TRÁI PHẢI LÀM GÌ?

24/04/2023
Share

Đau nửa đầu bên trái tuy không phải là căn bệnh đe dọa tính mạng, nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Vậy đau nửa đầu bên trái phải làm gì để cải thiện các cơn đau đầu mà không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ là vấn đề mà người bệnh luôn băn khoăn.

1.    Đau nửa đầu trái là bệnh gì?

Đau nửa đầu trái khác với đau đầu nhức đầu thông thường. Bệnh thường xuất hiện với những cơn đau nhức ở một bên đầu và gần mắt với thời gian kéo dài. Đau nửa đầu trái thường xuất hiện khi căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp lại do thiếu máu não. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do chứng bệnh đau nửa đầu.

2.    Một số biến chứng của bệnh đau nửa đầu trái

Đau nửa đầu trái tuy không phải là bệnh gây tử vong nhưng vẫn là một bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời bằng phác đồ phù hợp thì bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Đau đầu kéo dài thường xuyên khiến người bệnh suy sụp tinh thần, mệt mỏi và thay đổi tính cách bất thường
  • Nặng hơn sẽ khiến suy giảm trí nhớ, tổn thương thị lực
  • Xuất hiện các cơn co giật, động kinh
  • Xuất huyết não, nhồi máu não, tăng nguy cơ bị đột quỵ, liệt nửa người

3.    Đau nửa đầu trái uống thuốc gì?

Hiện nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu trái, vậy nên vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh. Phương pháp điều trị bệnh hiện tại chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng của bệnh. Vậy nên có khá nhiều bệnh nhân băn khoăn “đau nửa đầu bên trái uống thuốc gì?”

Đến với các cơ sở y tế, sau khi được thăm khám, bệnh nhân sẽ được điều trị theo hai hướng: cắt cơn đau và dự phòng cơn đau.

  • Nhóm thuốc cắt cơn đau là nhóm thuốc điều trị cấp tính, có tác dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Nhóm thuốc dự phòng cơn đau thường được chỉ định cho những bệnh nhân có tần suất cơn đau nhiều hơn 3 lần trong một tháng. Với nhóm thuốc này người bệnh sẽ dừng thuốc trong thời gian dài nhằm ngăn cơn đau tái phát.

Đa phần thuốc dùng để điều trị đau nửa đầu trái là các thuốc Tây y. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên tùy ý mua thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ.

3.1. Điều trị cắt cơn đau

Tùy vào tình trạng và tần suất cơn đau của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau. Lộ trình dùng thuốc cắt cơn đau nửa đầu trái có 3 bước:

  • Với những cơn đau nửa đầu trái thoáng qua, người bệnh chỉ cần dùng những loại thuốc giảm ngoại biên như: Aspirin, Paracetamol,…
  • Với những cơn đau nửa đầu trái thể nhẹ, những thuốc kháng viêm, giảm đau tác dụng nhanh không steroid sẽ được sử dụng, như: Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Với những bệnh nhân đau đầu thể nặng và kéo dài thì sẽ được chỉ định dùng các thuốc triptan dạng uống có tác dụng kháng viêm như Imigraine, relpax,…

3.2. Dự phòng cơn đau nửa đầu trái

Một số thuốc được dùng để dự phòng cơn đau có thể được kể đến như:

  • Thuốc dự phòng cổ điển Methysergide
  • Thuốc ức chế kênh Calci: Nifedipin
  • Thuốc phong bế thụ thể beta: Propranolol, Nadolol

Tuy nhiên, các thuốc tân dược chỉ là những giải pháp tạm thời để điều trị làm giảm các cơn đau. Thuốc tân dược thường chỉ có tác dụng tốt khi điều trị ban đầu. Khi sử dụng lâu dài dễ gây nhờn thuốc, khiến cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều và dữ dội hơn. Khi đó, người bệnh có thể sẽ tự ý tăng liều thuốc mà không ngờ rằng chính điều ấy lại khiến dạ dày, gan, thận bị tổn thương. Vì thế, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quá trình điều trị bệnh sẽ đạt kết quả tốt hơn và hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc tân dược.

4.    Đau nửa đầu bên trái nên dùng chiết xuất đậu nành?

Hiện nay, Nattokinase đang được các chuyên gia Nhật Bản rất ưa chuộng sử dụng  trong điều trị đau nửa đầu trái.

“Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với enzyme Bacillus natto ở môi trường 40°C trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu có độ nhớt cao. Sau khi lên men, sẽ chiết xuất lấy hoạt chất enzyme có tên gọi Nattokinase.

Nattokinase được biết đến với cơ chế ưu việt:

  • Nattokinase trực tiếp làm tiêu sợi fibrin nên giải phóng tiểu cầu và giải tỏa những khu vực dòng máu lưu thông bị cản trở không cần thiết.
  • Kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin, làm tan cục máu đông và chống hình thành cục máu đông.
  • Nattokinase ức chế plasminogen activator PAL-1 vốn là thành phần hạn chế hoạt động của plasmin trong cơ thể.

Vì thế, các chuyên gia thần kinh khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm chức năng có chứa Nattokinase giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não, phòng và làm giảm các cơn đau nửa đầu.

Một sản phẩm được nhiều người bệnh tin dùng, với hàm lượng Nattokinase lên tới 1800FU/viên – cao tương đương với hàm lượng trong các sản phẩm bổ sung riêng biệt Nattokinase là Hoạt huyết T-Đình G&P.

Ngoài ra Hoạt huyết T-Đình G&P còn bổ sung thêm Ginkgo biloba chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do, điều hòa vận mạch, ổn định màng tế bào, ức chế kết tập tiểu cầu nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm tình trạng đau nửa đầu.

Cúc ngải vàng châu Âu, một loài thảo dược mọc nhiều ở châu Âu và phía Tây Mỹ có công dụng điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin, qua đó giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: được chiết xuất từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm. Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc có tác dụng kích thích enzyme AMPK (Adenosine monophosphate-activated protein) làm giảm tổng hợp acid béo, giảm sinh tổng hợp cholesterol, giảm sự biệt hóa tế bào mỡ. Từ đó, giảm sản xuất mỡ “xấu” như LDL, triglyceride; bào mòn dần các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch và kết quả giúp thông huyết mạch, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu do khí huyết lưu thông kém, thiếu máu não.

Không chỉ có chứa nhiều tinh hoa y học thế giới, mà Hoạt huyết T-Đình G&P còn có chứa các thảo dược được bào chế bằng công nghệ hiện đại với sự chiết rút tinh chất đậm đặc nên mang lại hiệu quả nhanh, không gây tác dụng phụ mà các phương pháp bào chế thảo dược thông thường khó đạt được.

Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, châm cứu… Và duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng kết hợp tập luyện thể thao để giúp tăng cường lưu thông máu lên não, điều hoà hoạt động của các cơ quan, làm giảm tần suất và phòng ngừa các cơn đau.

Hy vọng bài viết “Đau nửa đầu bên trái phải làm gì?” giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất để chống lại căn bệnh Đau nửa đầu. Chúc các bạn luôn vui khỏe!

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!