BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH CÓ GÂY ĐIẾC KHÔNG?

18/05/2023
Share

Vấn đề suy giảm thính lực thậm chí gây điếc là mối lo ngại của rất nhiều người bệnh rối loạn tiền đình. Lý do là bởi điều này gây ảnh hưởng trầm trọng tới nhịp độ cuộc sống bình thường và công việc của người bệnh. Vậy thực hư chuyện bệnh rối loạn tiền đình có gây điếc không ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi sâu phân tích và tìm hướng giải quyết thông qua bài viết này.

1. Làm rõ về “bệnh rối loạn tiền đình”

Tuy đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến và thu hút sự quan tâm chú ý của cư dân toàn cầu, thế nhưng lại không nhiều người nắm được bản chất của rối loạn tiền đình. Đa số chúng ta đang hiểu nhầm rối loạn tiền đình là một căn bệnh, thực tế là không phải vậy. Rối loạn tiền đình chỉ là một hội chứng!

Chắc hẳn trong số bạn đọc sẽ thắc mắc: Thế bệnh rối loạn tiền đình và Hội chứng rối loạn tiền đình thì có khác gì nhau đâu?

Có, khác chứ. Dưới đây chúng tôi xin giải thích cụ thể cho độc giả hiểu rõ như sau.

Theo khái niệm chuyên ngành, hội chứng là tập hợp các triệu chứng, dấu hiệu có liên quan tới nhau. Một hội chứng có thể gặp ở một hoặc nhiều bệnh.

Trong trường hợp đầu, hội chứng có quan hệ chặt chẽ với một bệnh hoặc một nguyên nhân bệnh cụ thể tương ứng nào đó. Ví dụ hội chứng Cushing, hội chứng Parkinson tương ứng với bệnh Cushing, bệnh Parkinson đã biết.

Trái với đó, trong trường hợp còn lại, hội chứng lại không chỉ gặp ở một bệnh cụ thể hay nói cách khác là hội chứng đó không đặc hiệu cho một bệnh. Đây chính là trường hợp của rối loạn tiền đình!  Hội chứng tiền đình có thể được gây ra bởi bệnh viêm dây thần kinh tiền đình, hoặc bệnh đau nửa đầu hay bệnh Ménière,…

Tóm lại, sử dụng “bệnh rối loạn tiền đình” là không đúng, rối loạn tiền đình chỉ là một nhóm các triệu chứng và được gọi chung là “hội chứng rối loạn tiền đình”.

2. Rối loạn tiền đình và thính giác

a, “Bệnh rối loạn tiền đình có gây điếc không?”

Như đã được giải thích ở trên, rối loạn tiền đình là một nhóm các triệu chứng được thể hiện ra chứ không phải bệnh. Do bản chất không phải là một nguyên nhân nên nó không thể gây ra các bệnh hoặc nhóm hội chứng khác.

Vậy trả lời câu hỏi “Bệnh rối loạn tiền đình có gây điếc không?” thì lời đáp là: Rối loạn tiền đình KHÔNG GÂY điếc.

Tuy nhiên, giữa rối loạn tiền đình và thính lực – điếc lại có một mối liên quan mật thiết qua lại với nhau mà bạn không thể bỏ qua.

b, Mối quan hệ giữa rối loạn tiền đình và thính giác

Trong các triệu chứng của rối loạn tiền đình thì có nhóm triệu chứng về thay đổi thính giác như sau:

  • Nghe kém; khả năng thính giác bị biến đổi hoặc dao động (lúc nghe được lúc không, bất ổn)
  • Ù tai (tiếng rung chuông, tiếng gầm, tiếng vo vo, tiếng gió vù vù hoặc các âm thanh khác trong tai)
  • Nhạy cảm với âm thanh lớn
  • Những âm thanh lớn đột ngột phát ra có thể làm người bệnh gia tăng các triệu chứng rối loạn tiền đình về chóng mặt, choáng váng và mất thăng bằng.

Như vậy, rối loạn tiền đình và nghe kém, ù tai tồn tại song song và đồng hành cùng nhau. Tại sao lại như vậy?

Đó là vì hệ thống tiền đình nằm ở ngay sau ốc tai hai bên mỗi người. Chưa kể, tiền đình và ốc tai cùng dẫn truyền thông tin thông qua dây thần kinh số VIII (dây thần kinh tiền đình – ốc tai) hay còn gọi là dây thần kinh thính giác. Cụ thể, dây thần kinh số VIII gồm hai phần là phần tiền đình và phần ốc tai, cả hai đều mang hạch thần kinh nằm ở tai trong, sợi hướng tâm của hai hạch này cũng đều chạy trong ống tai trong, theo đường xoang sọ dẫn tới rãnh hành cầu để vào cầu nào.

Chính vì đặc điểm giải phẫu như trên mà rối loạn tiền đình và suy giảm thính lực, ù tai đồng hành cùng nhau. Một người bị rối loạn tiền đình thì thường khả năng nghe sẽ bị ảnh hưởng hoặc thậm chí suy giảm trầm trọng đặc biệt là trong trường hợp nếu nguyên nhân của chứng rối loạn tiền đình kia là do viêm dây thần kinh thính giác hoặc u dây thần kinh thính giác.

3. Bệnh nhân rối loạn tiền đình cần làm gì để cải thiện thính lực

Do tổn thương của thính giác tại trường hợp này nằm ở tai trong – thần kinh nên rất khó để can thiệp y khoa. Cách tối ưu nhất chính là cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt để lấy lại thính lực nói riêng hoặc giải quyết vấn đề tiền đình nói chung bằng sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình.

Dưới đây sẽ là các thực đơn dinh dưỡng cần bổ sung cho người nghe kém, ù tai:

  • Thực phẩm nhiều kali: chuối, khoai lang, khoai tây trắng, cà chua, dưa hấu, củ cải, rau bó xôi, đậu đen, đậu trắng, đậu nành Nhật Bản, cá hồi, bí đỏ, sữa chua,…
  • Thực phẩm chứa acid folic: thịt, các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm, hoa quả họ cam quýt, măng tây, đậu bắp,…
  • Thực phẩm nhiều kẽm: các loại ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt bí ngô, hạt vừng, thịt, loại động vật có vỏ (sò, ngao, hàu, hến, tôm,..), các loại đậu,…
  • Thực phẩm giàu magie: socola đen, bơ, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt quả hạch (hạt điều, hạnh nhân), các loại đậu (đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu ván,…)

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh:

  • Thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất béo xấu
  • Đồ ngọt, chất kích thích
  • Môi trường tiếng ồn lớn như công trường, các buổi biểu diễn sử dụng loa to hoặc đơn thuần là hạn chế đeo tai nghe với âm lượng lớn
  • Gối quá cao khiến máu khó lưu thông lên não khiến việc tưới máu tại tai trong bị giảm thiểu gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan thính giác và tiền đình
  • Làm việc căng thẳng đầu óc trong một quãng thời gian dài mà không nghỉ ngơi ở giữa hay thay đổi tư thế hoặc hướng nhìn

Mặt khác, chúng ta đi theo hướng giải quyết vấn đề tiền đình bằng việc sử dụng dược phẩm kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt như trên để đạt hiệu quả tốt nhất cho thính lực. Hiện nay tại thị trường Việt Nam có sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P đang rất được các bệnh nhân rối loạn tiền đình ưa chuộng do có thành phần gồm các loại thảo dược quý hiếm trên khắp thế giới phối hợp với dược liệu Việt Nam. Bao gồm

Ginkgo biloba của Nhật Bản giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do, điều hòa vận mạch, ổn định màng tế bào, ức chế kết tập tiểu cầu nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm tình trạng đau nửa đầu.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc: được chiết xuất từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm, có tác dụng hoạt huyết, thông huyết mạch, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu do khí huyết lưu thông kém, thiếu máu não.

Nattokinase enzyme chiết xuất từ đậu nành lên men, có khả năng phá tan và phòng chống sự hình thành cục máu đông, giúp thông huyết mạch, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm đau đầu, đau nửa đầu do thiếu máu não gây ra.

Cúc ngải vàng châu Âu, có công dụng giảm co thắt cơ trơn mạch máu, giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.

Bạn đọc có thể tìm hiểu sâu thêm tại thông tin sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P hoặc nhận tư vấn miễn phí hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình từ dược sĩ thông qua tổng đài miễn cước 1800.1716.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã tìm được lời giải đáp cụ thể cho câu hỏi “bệnh rối loạn tiền đình có gây điếc không?” và cách khắc phục vấn đề suy giảm thính lực ở người bị rối loạn tiền đình một cách hiệu quả nhất.

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!