Bệnh đau nửa đầu là bệnh mạn tính khó có thể dứt điểm hoàn toàn. Các cơn đau nửa đầu có thể tái phát bất cứ lúc nào, đặc biệt khi có các yếu tố tác động như sử dụng các chất kích thích rượu, bia, cafein, thay đổi thời tiết, căng thẳng,… Chính vì thế, mục tiêu trong kiểm soát bệnh đau nửa đầu là giảm triệu chứng đau đầu và phòng ngừa các cơn đau nửa đầu tái phát.
Thuốc giảm đau điều trị bệnh đau nửa đầu
Là thuốc điều trị cấp tính, được được sử dụng để giảm triệu chứng của các cuộc tấn công đau nửa đầu. Để đạt được hiệu quả tốt, bệnh nhân nên sử dụng thuốc ngay khi gặp những dấu hiệu, triệu chứng của đau nửa đầu. Các loại thuốc điều trị triệu chứng của bệnh đau nửa đầu thường được chỉ định gồm:
Thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs: các loại thuốc như ibuprofen (Advil, Motrin,…) hoặc aspirin có tác dụng với bệnh đau nửa đầu nhẹ. Với các trường hợp chứng đau nửa đầu vừa phải bác sĩ thường chỉ định acetaminophen hoặc aspirin kết hợp với cafein (Excedrin Migraine). Tuy nhiên, nếu dùng các thuốc NSAIDs thường xuyên hoặc trong thời gian dài sẽ có tác dụng phụ loét, xuất huyết tiêu hóa và nhức đầu khi ngưng thuốc.
Triptan: là nhóm thuốc được chỉ định cho trường hợp bệnh đau nửa đầu nghiêm trọng, làm giảm đau đầu và các triệu chứng kèm theo buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Triptan có thể gây các tác dụng phụ gồm buồn nôn, nôn, chóng mặt và yếu cơ và không được khuyến cáo cho người có nguy cơ bị đột quỵ và đau tim.
Các thuốc Triptan thường được chỉ định cho bệnh nhân đau nửa đầu gồm: Almotriptan (Axert), Eletriptan (Relpax), Frovatriptan (Frova), Naratriptan (Amerge), Rizatriptan (Maxalt), Sumatriptan (Alsuma, Imitrex, Onzetra, Sumavel, Zembrace), Solmitriptan (Zomig).
Ergot: Ergotamin (Migergot, Cafergot) ít tốn kém nhưng hiệu quả thấp hơn triptans. Ergotamin hiệu quả cho những người đau nửa đầu kéo dài hơn 48h. Dihydroergotamine (Migranal) là dẫn xuất của Ergot, hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ.
Một số loại thuốc giảm đau khác được sử dụng để giảm đau đầu nhưng không đặc hiệu cho chứng đau nửa đầu gồm: thuốc giảm đau gây nghiện opioid (như morphin, codein,…), nhóm barbiturates. Các thuốc này gây nghiện nên chỉ được chỉ định khi các thuốc giảm đau nêu trên không hiệu quả.
Nội dung
Thuốc chống buồn nôn trong bệnh đau nửa đầu
73% các trường hợp bệnh nhân đau nửa đầu có kèm triệu chứng buồn nôn. Vì vậy các thuốc chống nôn như Chlorpromazine, Droperidol, Metoclopramide (Reglan), Prochlorperazine (Compro) thường được chỉ định kèm để giảm triệu chứng buồn nôn.
Thuốc dự phòng bệnh đau nửa đầu
Thuốc dự phòng sẽ được xem xét nếu chứng đau nửa đầu xảy ra thường xuyên, thông thường với tần suất trên 1 lần mỗi tuần hoặc các triệu chứng đau nửa đầu trở nên nghiêm trọng. Mục tiêu dùng thuốc dự phòng trong bệnh đau nửa đầu là để giảm tần suất tái phát, chiều dài mức độ nghiêm trọng trong các đợt tấn công của cơn đau nửa đầu. Đôi khi, việc sử dụng kết hợp các thuốc dự phòng có thể làm tăng hiệu quả của thuốc giảm triệu chứng trong các đợt tấn công của cơn đau nửa đầu. Thuốc dự phòng được chỉ định sử dụng hàng ngày gồm có:
- Thuốc chẹn kênh Beta: propranolol, timolol, metoprolol
- Thuốc chẹn kênh Canxi: verapamil
- Thuốc chống suy nhược: amitriptyline, nortriptyline (Aventyl, Pamelor)
- Thuốc chống co giật: gabapentin (Neurontin), topiramate (Topamax), valproic acid (Depakote)
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể của peptid điều hòa gen calcitonin CGRP: Erenumab (Aimovi), fremanezumab (Ajovy)
Phong cách sống và biện pháp khắc phục bệnh đau nửa đầu
Bên cạnh việc dùng các thuốc dự phòng nếu cần, để giảm tần suất tái phát các cơn đau nửa đầu, bệnh nhân cần điều chỉnh lại lối sống để giảm căng thẳng. Các bài tập thư giãn cơ bắp như thiền định, yoga hoặc bất kỳ công việc gì giúp bệnh nhân thư giãn như làm vườn, nghe nhạc, tắm nóng hoặc đọc sách. Ngủ đủ giấc, đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định.
Ghi chép lại nhật ký bệnh đau nửa đầu bằng cách liệt kê các yếu tố kích hoạt chứng đau nửa đầu. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được các yếu tố kích hoạt như thực phẩm có chất kích thích, thuốc,… Nhật ký bệnh cũng sẽ giúp bệnh nhân thiết lập giờ giấc sinh hoạt phù hợp. Liệu pháp hormone có thể giúp giảm bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bị béo phì, giảm cân sẽ hữu ích cho bệnh nhân.
Trong cơn đau nửa đầu, một số biện pháp không dùng thuốc dưới đây có thể giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu.
- Nhắm mắt và nghỉ ngơi trong một căn phòng tối, yên tĩnh
- Đặt một miếng vải lạnh hoặc túi chườm đá mát lạnh lên trán
- Uống nước
- Giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng và các mùi khó chịu như mùi thức ăn, khói thuốc lá
Ứng dụng y học cổ truyền cho bệnh đau nửa đầu
- Châm cứu: châm nhiều kim và các huyệt đạo theo lý thuyết của đông y có thể hữu ích cho bệnh nhân đau nửa đầu.
- Phản hồi sinh học: kỹ thuật này sử dụng các thiết bị thư giãn đặc biệt để giám sát và kiểm soát cơ thể phản ứng nhất định liên quan đến căng thẳng như căng cơ. Phản hồi sinh học cho hiệu quả khát tốt trong việc giảm đau nửa đầu.
- Massage: massage giúp thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tần số tái phát của cơn đau nửa đầu.
- Sản phẩm thảo dược: rất nhiều bằng chứng cho thấy các loại thảo dược có khả năng ngăn ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Uống bổ sung magie lactate có thể làm giảm tần suất tái phát ở một số bệnh nhân. Cúc ngải vàng châu Âu hay còn gọi là Feverfew được chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ trầm trọng và tần suất tái phát đau nửa đầu. Cơ chế tác dụng có thể là điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu prostaglandin.
Ginkgo biloba – cây bạch quả có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do, chống oxy hóa, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu não.
Sản phẩm thảo dược Hoạt huyết T-đình G&P với công thức kết hợp các thảo dược quý thế giới có tác dụng trong bệnh đau nửa đầu như cúc ngải vàng châu Âu, Ginkgo biloba Nhật Bản, magie lactate. Ngoài ra, sản phẩm có bổ sung cùng với citicoline nhập khẩu từ Mỹ có tác dụng kích thích sinh tổng hợp các phospholipid trên màng tế bào thần kinh, tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh cùng một số thảo dược khác có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não và dứt điểm rối loạn tiền đình – hội chứng có thể gây đau nặng đầu. Hoạt huyết T-đình G&P giúp giảm đau đầu, giảm tần suất tái phát và mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu, bồi bổ tế bào não bộ. Sản phẩm thảo dược an toàn, hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài để dự phòng bệnh tái phát.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/migraines-headaches/guide/understanding-migraine-prevention#1
https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraine-treatments#1