RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH – NÊN SỬ DỤNG ĐÔNG Y HAY TÂY Y?

25/03/2023
Share

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, có khoản 1 tỷ người trên toàn cầu phải gánh chịu căn bệnh rối loạn tiền đình, một trong 10 nguyên nhân khiến con người mất năng lực lao động, gia tăng chi phí y tế và gánh nặng an sinh xã hội. Vậy làm gì để thoát khỏi căn bệnh này, Đông y hay Tây y mới là giải pháp đúng?

Rối loạn tiền đình – Tưởng đơn giản mà tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường

Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, kết hợp cùng dây thần kinh số 8, duy trì thăng bằng cho cơ thể. Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 hay tắc nghẽn các mạch máu nuôi não, khiến thông tin đến hệ thống tiền đình bị chậm hoặc sai lệch.

Nếu mắc tiền đình, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau đầu, chóng mặt, quay cuồng kèm theo nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn thị giác, mất phương hướng và thăng bằng cơ thể, ù tai, giảm tập trung, thay đổi tâm lý,… Những biểu hiện này có thể kéo dài từ 4 giờ đồng hồ đến cả ngày trời, thậm chí hàng tuần ròng rã không dứt.

Hãy thử tưởng tượng, với những triệu chứng trầm trọng như vậy, liệu ai có đủ khả năng để thực hiện những hoạt động thường ngày, mặc dù rất đơn giản như đi lại, nấu ăn, chơi thể thao…, chưa kể đến các công việc đặc biệt yêu cầu nhiều chất xám hay cần có sự tập trung cao độ? Và nếu như đang tham gia giao thông hay điều khiển máy móc mà chứng bệnh này phát tác thì nguy hiểm khôn lường, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh

Nguyên nhân gây nên tiền đình theo các trường phái y học khác nhau

Tiền đình trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu con người trong nhiều thập kỷ. Vậy nguyên nhân gì gây nên “cơn ác mộng” này?

Nguồn cơn của bệnh tiền đình chưa thực sự được xác định rõ ràng. Theo Tây y, nguyên nhân của tiền đình rất đa dạng và có thể kết hợp nhiều yếu tố.. Đó có thể là do các chấn thương vùng đầu, ảnh hưởng đến não và các dây thần kinh. Cũng có thể, tiền đình bắt nguồn từ căn bệnh viêm tai giữa do vi khuẩn hay virus gây nên. Hoặc có thể là các rối loạn tuần hoàn máu não, như co thắt động mạch cột sống hay tắc động mạch tiền đình, kéo tới các ảnh hưởng đến não và tiền đình. Ngoài ra, tiền đình cũng có gắn với các yếu tố di truyền và môi trường sống như ô nhiễm tiếng ồn hay stress nặng.

Y học cổ truyền không có một từ để đặc tả chính xác bệnh rối loạn tiền đình, nhưng có chứng “huyễn vựng” rất gần với các dấu hiệu của tiền đình. ”Huyễn” có nghĩa là tình trạng hoa mắt, nhìn không rõ, trước mặt tối đen ; “vựng” là choáng váng, cảm giác quay cuồng, nghiêng ngả chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng. Đông y giải thích hiện tượng này là do khí hư hoặc huyết hư, hay cả khí huyết đều hư, cơ thể suy nhược. Hoặc là do chấn thương, do tà khí xâm nhập, hay kích thích quá độ gây tổn thương tinh thần,…Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra liên kết giữa thiểu năng tuần hoàn máu não với tiền đình. Họ cho rằng, thiếu máu lên não là một nguyên do quan trọng gây nên các biểu hiện giống như tiền đình.

Rối loạn tiền đình vì …tìm cách điều trị

Đông y và Tây y đều có các lý luận riêng với những lý giải đều có điểm hợp lý. Y học Tây phương hiện nay chỉ có một số phương án cho điều trị tiền đình.

Một loại thuốc được chỉ định nhiều cho bệnh nhân tiền đình là Tanganil, thành phần là Acetylleucin. Thuốc loại bỏ các cơn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu với cơ chế điều trị chưa rõ ràng. Thuốc có hiệu quả, nhưng dùng kéo dài sẽ gây rối loạn tiêu hóa cùng khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này gây rất nhiều bất tiện cho người mắc tiền đình, do căn bệnh này khó thể thuyên giảm một sớm một chiều.

Một dược chất khác, Cinnarizin, thuộc nhóm kháng Histamin H1, có thể giảm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, mất phương hướng,… cho bệnh nhân rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn có thể gây tăng cân, khô miệng.

Vinpocetin cũng hay được kê đơn cho người bị tiền đình. Có tác dụng tăng sức chịu đựng của tế bào não khi thiếu oxy, Vinpocetin sẽ cải thiện hữu hiệu các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng điển hình của rối loạn tiền đình. Nhưng khi sử dụng Vinpocetin lâu dài có rủi ro bị tụt huyết áp hay mất ngủ, cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thường xuyên cho cho người cao tuổi.

Hiện nay, xu hướng được các chuyên gia khuyên sử dụng là sử dụng Tây y để giảm nhanh triệu chứng trong các đợt cấp, kết hợp với các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị, tác động vào căn nguyên để ngăn bệnh tái phát, lại an toàn khi dùng thường xuyên, lâu dài.

Tuy nhiên, trong thị trường thực phẩm chức năng, đông y đang vàng thau lẫn lộn, tràn ngập các sản phẩm không rõ xuất xứ, thông tin quảng cáo chưa được kiểm chứng, người mắc bệnh tiền đình dường như lạc vào mê cung trong công cuộc tìm kiếm một sản phẩm thực sự hữu hiệu.

Một trong những sản phẩm đang được các chuyên gia y tế đánh giá cao, hàng nghìn các nhà thuốc và bệnh nhân rối loạn tiền đình tin dùng là Hoạt huyết T-đình G&P, đã được bộ y tế cấp phép lưu hành và có chứa nhiều thảo dược chuẩn hóa được nhập khẩu từ nước ngoài.

Hoạt huyết T-đình G&P có tác dụng “3 trong 1”, vừa dứt điểm rối loạn tiền đình, vừa hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não, lại bồi bổ tế bào não bộ do hội tụ các tinh hoa y học thế giới và các thảo dược Việt với 3 nhóm thành phần:

+ Nhóm hoạt huyết giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não: tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, Ginkgo biloba, Nattokinase của Nhật

+ Nhóm cải thiện dứt điểm rối loạn tiền đình: xuyên khung, cát căn,đại giả thạch, hải đới căn

+ Nhóm giảm đau, bồi bổ tế bào não bộ: Cúc ngải vàng châu Âu, Citicolin Mỹ, magie lactat

Để được tư vấn về bệnh rối loạn tiền đình, độc giả liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1716 hoặc truy cập website hoathuyettdinh.vn.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!