Hiện nay, số người mắc bệnh rối loạn tiền đình ngày một gia tăng ở mức đáng báo động. Áp lực cuộc sống, lão hoá, chất kích thích có thể là một trong những nguyên do dẫn đến rối loạn tiền đình. 16 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Nội dung
1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não, có vai trò xử lý thông tin cảm giác liên quan đến việc kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của mắt. Nếu xảy ra chấn thương hoặc các bệnh làm hỏng một bộ phận trong hệ thống tiền đình, có thể dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình có thể gây ra các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp….
2. Nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tiền đình?
Rối loạn chức năng tiền đình thường gặp nhất là do chấn thương đầu, lão hóa hoặc nhiễm virus. Một số yếu tố khác như yếu tố di truyền, môi trường cũng có thể gây ra rối loạn tiền đình. Nguyên nhân gây ra chóng mặt trong bệnh rối loạn tiền đình có thể do các nguyên nhân sau:
- Bệnh tai trong tự miễn: xảy ra khi khả năng phòng thủ của hệ thống miễn dịch kém, gây hại cho các tế bào của cơ thể, ảnh hưởng đến tai.
- Bệnh chóng mặt vị trí paroxysmal (BPPV) là do mảnh vụn lỏng (otoconia) ở trong tai trong. Ngoài chấn thương đầu, BPPV có thế xảy ra do sự thoái hóa của các tế bào lông tai trong trong quá trình lão hóa tự nhiên
- Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn của tai giữa. Bệnh viêm màng não là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn ở não có thể lan sang tai trong, gây viêm tai.
- Nhiễm độc tai: tai tiếp xúc với các thuốc hoặc hóa chất làm hỏng tế bào lông thần kinh trong tai hoặc tiền đình – ốc tai thần kinh.
3. Đối tượng nào có thể bị rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình là chứng bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Những đối tượng sau đây thường bị rối loạn tiền đình:
- Nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, người lao động trí óc: do đặc thù công việc, những người này thường ngồi nhiều máy tính, ít hoạt động, công việc căng thẳng kéo dài, phải hoạt động trí não nhiều.
- Người bị thiếu máu
- Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, có nồng độ cholesterol cao
- Bệnh nhân có huyết áp không ổn định
- Người nghiện rượu, thuốc lá.
- Người già, người trung niên khi thần kinh đã bắt đầu lão hoá
4. Các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình có thể thay đổi đáng kể và khó mô tả. Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình bao gồm:
- Chóng mặt: cảm giác người hoặc đồ vật di chuyển trong khi đứng yên, các triệu chứng có thể xuất hiện trong khi ngồi yên hoặc đang di chuyển. Cảm giác lâng lâng, hay rung chuyển, thấy cơ thể như bị đè nặng hoặc bị kéo về một hướng.
- Mất cân bằng và định hướng không gian: bệnh nhân có thể bị vấp ngã, khó khăn trong đi thẳng, đầu có thể nghiêng sang một bên, đau cơ, khớp.
- Rối loạn thị giác: bệnh nhân có hiện tượng nhìn đôi, nhìn ba, nhạy cảm với ánh sáng chói và ánh sáng di chuyển, đèn huỳnh quang.
- Rối loạn thính giác: mất thính lực, ù tai, nhạy cảm với tiếng ồn lớn, âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng triệu chứng chóng mặt, mất cân bằng
- Khó tập trung, dễ dàng bị phân tâm, hay quên, nhầm lẫn, mất phương hướng, mệt mỏi về tinh thần, thể chất.
5. Điều gì xảy ra nếu bạn bị bệnh rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh có biểu hiện chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp…
Khi bạn bị rối loạn tiền đình, ngoài những ảnh hưởng về các cơ quan trên cơ thể, nó sẽ gây tác động không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của bạn. Chất lượng công việc không cao do bạn thường xuyên mất tập trung, giảm khả năng phân tích. Bản thân người bị rối loạn tiền đình thường mất tự chủ, mất tự tin trong giao tiếp, công việc, luôn cảm thấy lo lắng, hoảng loạn hay lo âu, phiền muộn.
6. Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý có thể tác động không nhỏ đến bệnh rối loạn tiền đình. Các nhóm thức ăn sau là những nhóm thức ăn mà bệnh nhân tiền đình nên bổ sung:
Vitamin B6
Theo các nghiên cứu khoa học, vitamin B6 rất tốt cho chức năng của vùng tiền đình, thức ăn giàu vitamin B6 bao gồm:
– Thịt gà bỏ da, cá,…
– Các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, hạnh nhân,…
– Ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua…
Vitamin C
Vitamin C có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 600mg vitamin C mỗi ngày, kết hợp với các hợp chất khác trong 8 tuần giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình.
Vitamin C có nhiều trong hoa quả và rau xanh tươi, đặc biệt các loại rau quả có vị chua.
Vitamin D
Vitamin D không những có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp calci mà còn giúp khắc phục chứng xơ cứng tai – một triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền định.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: Cá, trứng, sữa, các thực phẩm chế biến từ đậu nành, nước cam…
Folate
Folate, acid folic được nghiên cứu và chứng minh có khả năng giảm bớt các vấn đề liên quan đến khả năng giữ thăng bằng ở người lớn tuổi. Đồng thời chúng cũng được cho là có khả năng chữa các khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình.
Các thực phẩm giàu folate bao gồm: các loại rau màu xanh đậm, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, các loại đậu và trái cây họ cam quýt…
7. Các biện pháp chữa trị rối loạn tiền đình có thể áp dụng tại nhà
Một số biện pháp chữa rối loạn tiền đình bệnh nhân có thể áp dụng để luyện tập tại nhà như:
- Các tư thế yoga đơn giản: không những làm giảm căng thẳng mà giúp bạn thích nghi, lấy lại thăng bằng.
- Ngủ đủ giấc
- Chế độ ăn hợp lý
- Các động tác tập thể dục tại chỗ, vận động các khớp cổ, kết hợp giữa đầu và mắt.
8. Có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh rối loạn tiền đình?
Bệnh nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh rối loạn tiền đình nếu thực hiện điều trị đúng cách, kiên trì trong thời gian dài. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà phải có sự chỉ dẫn chi tiết của bác sĩ, có một lộ trình điều trị thích hợp và cố gắng, kiên trì điều trị bệnh.
9. Chóng mặt là một dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình không?
Chóng mặt là một biểu hiện rất phổ biến, gây khó khăn cho hoạt động, làm việc và di chuyển. Thường chóng mặt là do rối loạn tiền đình, mất cân bằng tai trong. Hoặc cũng có thể đến từ các vấn đề huyết áp, vận mạch, thần kinh…
Ngoài ra, các triệu chứng như căng thẳng, mất ngủ, đau nửa đầu, làm việc quá sức có thể làm tăng triệu chứng chóng mặt.
10. Tại sao người già thường bị mất thăng bằng?
Ở người cao tuổi, cơ bắp yếu, thị lực kém có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự cân bằng của đôi chân. Người lớn tuổi dễ bị zona, một tình trạng viêm da do virus gây ra. Một số trường hợp virus zona ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt gần tai, có thể gây mất cân bằng trong tai.
11. Căng thẳng có thể gây rối loạn tiền đình?
Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất ra một lượng lớn hoocmon cortisol gây tổn thương hệ thần kinh, làm hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng, gây rối loạn các hoạt động của hệ tiền đình.
12. Ở độ tuổi nào sự cân bằng thường bị suy giảm?
Mọi độ tuổi đều có nguy cơ bị mất thăng bằng tai trong, nhưng ở độ tuổi từ 55 tuổi trở lên, bệnh nhân có nguy cơ mắc cao hơn so với các lứa tuổi khác. Nguyên nhân là do ở người cao tuổi, bệnh nhân có sức đề kháng kém, cơ thể bị lão hóa làm rối loạn hoặc làm suy giảm các chức năng của các cơ quan, trong đó có hệ tiền đình.
13. Làm thế nào để điều trị mất cân bằng tai?
Ngoài điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh như điều trị nhiễm trùng tai, bệnh nhân nên kết hợp với một chế độ ăn hợp lý.
Một cách khác để điều trị mất cân bằng tai là thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Các bài tập bao gồm các chuyển động của đầu và cơ thể, được phát triển đặc biệt cho bệnh nhân.
Đối với những bệnh nhân hay lo lắng, dễ trầm cảm, cần sử dụng thêm liệu pháp tâm lý trong điều trị mất cân bằng tai.
14. Những loại thuốc nào gây ra vấn đề mất cân bằng?
Thuốc có thể đem đến những chuyển biến tích cực cho sức khỏe người bệnh, nhưng mặt khác, thuốc còn có tác dụng phụ. Chẳng hạn những người sử dụng thuốc hạ huyết áp, nhưng có thể gây ra chóng mặt. Các loại thuốc khác có thể làm hỏng tai trong. Đôi khi ảnh hưởng chỉ diễn ra trong quá trình sử dụng thuốc, cũng có khi gây ra các hậu quả vĩnh viễn.
Một số loại thuốc có thể gây độc tai bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc tăng huyết áp
- Thuốc an thần
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc giãn mạch
15. Bệnh rối loạn tiền đình có gây tử vong không?
Rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nhiều đến công việc, sinh hoạt, vui chơi giải trí của người bệnh. Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình dễ bị ngã, gây tai nạn cho bản thân và người xung quanh. Trường hợp khác, các triệu chứng gây ra của rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân mệt mỏi, dễ bị trầm cảm, có thể dẫn tới tự tử.
16. Bệnh rối loạn tiền đình nên sử dụng sản phẩm nào hiệu quả?
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tốt cho bệnh rối loạn tiền đình, mà lại an toàn khi sử dụng lâu dài. Một trong những sản phẩm đang được sử dụng nhiều đó chính là Hoạt huyết T-Đình G&P. Sản phẩm với thành phần chính từ Ginkgo Biloba, Cúc ngải vàng Châu Âu, Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, và các dược liệu quý khác.
Hoạt huyết T-Đình G&P có công dụng hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, đồng thời bổ huyết, ổn định huyết áp và giúp ngủ ngon giấc.
Hoạt huyết T-Đình G&P sẽ luôn là người bạn đồng hành không thể thiếu với những bệnh nhân rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, người mắc các vấn đề về tuần hoàn, sa sút trí tuệ và hoạt động trí óc căng thẳng.