Trẻ biếng ăn mẹ phải làm gì?

08/12/2022
Share

Trẻ biếng ăn là một chứng rối loạn ăn uống do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy đây là tình trạng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6 tuổi, thế nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ: suy dinh dưỡng, kém phát triển trí tuệ và thể chất, sức đề kháng kém,… Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ biếng ăn?

Dấu hiệu của trẻ biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng trẻ không chịu ăn, giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn dẫn đến không thu nạp đủ lượng dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Thông thường, trẻ được coi là biếng ăn khi có các biểu hiện sau:

+ Trẻ khóc hoặc tìm cách quấy rối khi bạn dọn thức ăn ra.

+ Ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt, khiến thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút hoặc thậm chí hàng giờ.

+ Ăn ít hơn so với bình thường và chỉ ăn một vài loại thức ăn.

+ Buồn nôn khi ngửi mùi, nhìn thấy thức ăn hoặc nôn khi ăn.

+ 3 tháng liên tục không tăng cân.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ, cụ thể:

Do thói quen ăn uống xấu

Thói quen ăn uống của trẻ được hình thành qua thói quen chăm sóc của cha mẹ, đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến biếng ăn. Ví dụ như cha mẹ thường chiều để trẻ ngậm thức ăn lâu, nuối mà không nhai, dỗ dành khi ăn, bữa ăn kéo dài,… Những việc làm này khiến trẻ lười ăn uống khi cha mẹ bận hoặc trẻ có xu hướng chỉ ăn thức ăn dạng lỏng, ngại nuốt nhai thức ăn dạng khô.

Dấu hiệu của những trẻ này là thói quen ăn không tốt, lười ăn các thực phẩm phải nhai như: rau củ quả, thịt, cá, cơm,…

Do thời điểm bữa ăn không phù hợp

Khi con vẫn còn no do ăn quá nhiều hoặc ít vận động thì rất khó để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều, nếu cố bắt ép sẽ hình thành ấn tượng xấu với việc ăn uống. Do vậy nên tập cho trẻ vận động, cho trẻ ăn đúng bữa khi thực sự đói hoặc ăn khi trẻ muốn. Thói quen này cũng rất tốt với những trẻ đang biếng ăn để trẻ có thể tự ăn nhiều hơn.

Trẻ ăn không tập trung

Nhiều cha mẹ cho trẻ xem ti vi, chơi đồ chơi, nghịch điện thoại để im lặng hơn khi ăn, tuy nhiên điều này vô tình khiến trẻ không tập trung vào việc ăn. Vì thế mà trẻ sẽ thường ăn ít đi hoặc ăn nhai không kỹ dẫn đến bệnh lý dạ dày.

Không ít cha mẹ thường bế con rong chơi khắp xóm để dỗ trẻ ăn, thói quen này cũng là nguyên nhân gây ra sự biếng ăn ở trẻ.

Trẻ không ăn đồ ăn chúng không thích

Trẻ nhỏ được chiều chuộng chỉ ăn đồ ăn bé thích trong thời gian dài có thể khiến các bé kén ăn. Để lâu dần, việc này có thể dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng do không ăn đủ chất và trẻ sẽ từ chối ăn các thức ăn giàu dưỡng chất mà trẻ không thích. Tuy nhiên, dù được ăn thức ăn yêu thích, trẻ cũng có thể biếng ăn do ăn một món quá nhiều lần khiến trẻ ngán.

Do sức khỏe

Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến giảm ngon miệng và biếng ăn ở trẻ nhỏ như:

+ Trẻ bị ốm, cảm thông thường chỉ chán ăn trong thời gian mắc bệnh.

+ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, táo bón.

+ Trẻ nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

+ Trẻ mọc răng dẫn đến sưng nướu răng, đau nhức cản trở việc nhai thức ăn.

Do yếu tố tâm lý

Với trẻ nhỏ, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen và khả năng ăn uống, mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

+ Trẻ gặp vấn đề về tinh thần như sợ hãi, lo lắng quá mức.

+ Mẹ thấy con ăn ít hơn trẻ cùng độ tuổi, nên ra sức thúc ép trẻ ăn dễ khiến trẻ sợ sợ hãi, chán ăn.

+ Trẻ cố kiềm chế cảm xúc, chịu áp lực về việc ăn uống và tăng cân.

+ Việc phải chịu đựng những cảm giác khó chịu khiến trẻ cảm thấy căng thẳng nên trẻ thường nảy sinh tâm lý chán ăn. Ví dụ như vấn đề lạm dụng tình dục, áp lực về điểm số trong học hành, thi cử…

Do thiếu vitamin và khoáng chất

Khi trẻ bị thiếu các khoáng chất và vitamin cần thiết cho các quá trình chuyển hóa như sắt, canxi, natri, clo, vitamin A, vitamin nhóm B, C hoặc vitamin D, các vấn đề bệnh lý tương ứng sẽ xuất hiện như thiếu máu, teo cơ, chậm phát triển xương, suy giảm miễn dịch… Điều này sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn và trẻ thường dễ dàng từ chối thức ăn.

Trẻ biếng ăn mẹ phải làm gì?

Rất nhiều mẹ lo lắng, băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ biếng ăn. Bởi lẽ nếu để tình trạng này kéo dài, nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ rất cao. Sau đây là một số cách giúp trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ:

Không ép ăn khi con không đói

Dù trẻ biếng ăn do nguyên nhân nào mẹ cũng không nên cố ép trẻ ăn. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch, bởi càng ép trẻ sẽ càng sợ ăn và tình trạng biếng ăn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ng giờ và ăn cùng gia đình

Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

Đặt quy tắc cho con là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến cữ ăn nhẹ và bữa ăn chính.

Hãy để bé ngồi ăn cùng gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.

 

Đa dạng thực đơn với nhiều món mới và trình bày đẹp mắt

Mẹ hay băn khoăn với câu hỏi bé biếng ăn phải làm sao nhưng thực tế họ lại chỉ chế biến món ăn theo thói quen hoặc lặp đi lặp lại một thực đơn từ ngày này qua ngày khác. Đa dạng thực đơn đủ dinh dưỡng, nhiều món mới và trình bày đẹp mắt là cách giúp trẻ hết biếng ăn khá phổ biến, khiến trẻ thấy thích thú hơn trong giờ ăn vì sẽ được “khám phá” nhiều món ăn ngon và đẹp mắt.

Một điều đơn giản để tạo sự mới mẻ, hứng thú trong giờ ăn với trẻ nhỏ là bố mẹ có thể thay đổi hình dạng, kết cấu của thức ăn, tạo ra hình dáng khác biệt đối với trẻ hoặc kết hợp nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau cho cùng một loại thực phẩm như hấp, nướng, luộc, xào….

Đối với những trẻ lớn hơn, bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn những thức ăn giống những thành viên còn lại trong gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, nhận được dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm và dễ dàng chấp nhận các mùi vị và thức ăn mới.

Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa

Một số trẻ không muốn ăn chỉ vì khẩu phần ăn quá nhiều và quá sức đối với trẻ. Trẻ có thể dễ dàng cảm thấy ngán và từ chối thức ăn ngay khi nhìn thấy, đây cũng là điều dễ hiểu.

Mẹ nên quan sát và hãy cố gắng điều chỉnh, cắt giảm khẩu phần ăn phù hợp đối với độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ. Đôi khi có thể cắt giảm một nửa khẩu phần để trẻ dễ dàng chấp nhận món ăn hơn sau đó mới dần dần tăng lên. Trong một số trường hợp, cách làm này có thể kích thích trẻ ăn nhiều hơn bình thường.

Hãy để cho bé tự ăn

Mẹ đừng bón cho bé, hãy để bé tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy

Tập cho trẻ có thói quen vận động

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống của bé, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động. Các bậc phụ huynh có thể đưa con ra ngoài chơi, tập đi xe, đi bơi hay vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà,… Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên bé sẽ mau đói, ăn ngon hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.

Bổ sung sữa công thức

Bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm, bổ sung sữa công thức là giải pháp lý tưởng giúp trẻ hấp thu được nhiều dưỡng chất có tác động cải thiện hệ tiêu hóa, tăng đề kháng hiệu quả. Một trong những sản phẩm sữa chất lượng, đáp ứng tốt những tiêu chí trên đang được nhiều mẹ bỉm tin tưởng lựa chọn hiện nay là Mama sữa non Star 1, Mama sữa non Star 2, Mama sữa non Star Biotic, Mama sữa non Star PediGrowIQ,…

Mama sữa non Star là dòng sữa dành cho trẻ nhỏ được bổ sung thêm sữa non nhập khẩu từ Mỹ cùng rất nhiều các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu với nhiều ưu điểm vượt trội, hơn hẳn so với nhiều sản phẩm sữa đang phổ biến trên thị trường:

+ MAMA SỮA NON STAR chứa hàm lượng CAO và ĐẦY ĐỦ các chất dinh dưỡng: Chứa 43 loại dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện về não bộ, chiều cao, cân nặng, thị giác, thính giác… hơn hẳn rất nhiều loại sữa đang phổ biến trên thị trường chỉ có chưa đến 30 loại dưỡng chất. Điều vô cùng quan trọng là MAMA SỮA NON STAR chứa đầy đủ các vitamin nhóm B và vi chất thiết yếu như Lysine, kẽm, selen,… giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng từ đó giúp trẻ tăng cảm giác ngon miệng, hết biếng ăn

+ MAMA SỮA NON STAR miễn dịch khỏe: Đây là sản phẩm sữa non đầu tiên và duy nhất trên thị trường có bổ sung đồng thời cả 3 yếu tố miễn dịch: SỮA NON, HMO và LACTOFERIN. Trong đó, hàm lượng sữa non CAO NHẤT hiện nay là 8,000mg/100g sữa. Các yếu tố miễn dịch này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phá hủy các tác nhân gây bệnh, giúp chống lại sự xâm nhập của Virus, Vi khuẩn, giúp trẻ khỏe mạnh, ham ăn.

+ MAMA SỮA NON STAR dễ tiêu hóa, dễ hấp thu: Đạm trong MAMA SỮA NON STAR có tỷ lệ 80% đạm Whey, 20% đạm Cassein, tương tự như đạm trong sữa mẹ nên rất dễ tiêu hoá, dễ hấp thu. Hơn thế nữa, MAMA SỮA NON STAR còn chứa nhiều chất xơ FOS, chất béo MCT dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, cùng các Vitamin nhóm B, Lysine, kẽm giúp trẻ tăng cường hấp thu, hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục tính biếng ăn của trẻ.

+ MAMA SỮA NON STAR BIOTIC tiêu hóa khỏe, hết táo bón: Chứa 64 tỷ bào tử lợi khuẩn cho mỗi lon 800g (Bào tử lợi khuẩn ưu việt hơn hẳn lợi khuẩn ở các sữa thông thường vì nó có thể chịu được nhiệt độ lên đến 80oC và đi qua được axit dạ dày). Bào tử lợi khuẩn giúp tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hoá, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hấp thu, giúp trẻ hết táo bón, tiêu chảy, phân sống, rối loạn tiêu hoá, từ đó giúp trẻ ham ăn hơn, tăng cân đều

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!