Hệ tiêu hoá không chỉ là “nhà máy” cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể phát triển mà còn là nơi cung cấp các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng và tham gia vào quá trình hoàn thiện trí não. Do đó, hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ngay từ đầu là nền tảng để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.
Vậy làm thế nào để chăm sóc và nuôi dưỡng hệ tiêu hóa của bé được khoẻ mạnh tự nhiên và luôn trong tình trạng “chạy tốt” . Đây chính là băn khoăn của không ít các mẹ hiện nay.
Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ
Bình thường, thức ăn sẽ được tiêu hóa dưới sự hoạt động của các loại men tiết ra từ ruột, tụy và mật. Đây là những cơ quan đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Tuy nhiên, lượng men tiêu hóa tiết ra ở trẻ nhỏ không nhiều như đối với người trưởng thành, chính vì thế khả năng tiêu hóa còn nhiều hạn chế. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém. Điều này dẫn đến tình trạng em bé phát triển kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Bên cạnh đó, bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện vì thế em bé khá nhạy cảm. Thông thường, trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng, ngộ độc hơn so với những người trưởng thành. Các mẹ nên lưu ý vấn đề này và tìm hiểu cách chăm sóc con để hạn chế những tình trạng kể trên.
Những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa trẻ thường gặp phải
Đầy hơi
Có thể nói, những thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ thường gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Đó có thể là thói quen ăn uống nhanh, vội vã, uống các loại nước ngọt có ga hoặc ăn kẹo cao su. Hậu quả, em bé sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng, ăn uống kém đi.
Táo bón
Một trong những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ đó là táo bón, đa số trẻ nhỏ đều gặp hiện tượng này. Nguyên nhân chính đó là bé không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, không uống đủ nước mỗi ngày. Tình trạng này khiến em bé cảm thấy khá mệt mỏi, khó chịu.
Để giải quyết vấn đề trên, cha mẹ hãy cố gắng bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn cho con nhé! Chắc chắn, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.
Tiêu chảy
Ngược lại với táo bón, tiêu chảy là hiện tượng bé đi ngoài ra phân lỏng vài lần trong ngày. Khi gặp phải vấn đề, cả cha mẹ với em bé đều vất vả, mệt mỏi, quan trọng hơn cơ thể của bé sẽ mất nhiều nước. Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy là do nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Đối với tình trạng này, các bậc phụ huynh đừng quên cho con uống nhiều nước, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bù nước cho cơ thể. Nếu bé bị tiêu chảy từ 3 – 4 ngày liên tiếp không khỏi, bạn hãy cho con đi khám bác sĩ ngay để kiểm soát tình trạng.
Làm thế nào giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt?
Có lẽ rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết liệu có bí quyết nào để chăm sóc và duy trì hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ tốt nhất. Cha mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây cho bé nhé!
Lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp
Nhiều cha mẹ thấy con có thể nhai sớm nên rất thích thú và cổ vũ cho con, tuy nhiên, chúng ta nên lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho em bé. Việc bé ăn dặm sớm không hề tốt đối với dạ dày của trẻ nhỏ bởi vì lúc này hệ tiêu hóa còn chưa thực sự phát triển. Nhìn chung, dạ dày trẻ còn rất yếu, không thể hấp thụ ngay các chất như protein ngay.
Nếu bạn cho con ăn dặm từ sớm, hệ tiêu hóa của bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn, bé phải đối mặt với nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bình thường của con.
Lựa chọn thực phẩm sạch
Nhìn chung, hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, cha mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh. Tốt nhất, chúng ta nên cho con ăn chín, uống sôi để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy bạn nhé!
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng táo bón, các bậc phụ huynh nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ vào bữa ăn cho con. Trẻ nhỏ thường không thích ăn uống rau xanh, bạn hãy nghiên cứu cách chế biến, bày trí món ăn hấp dẫn, bắt mắt để con có hứng thú.
Ngoài những bí quyết kể trên, chúng ta đừng quên chia nhỏ các bữa ăn với lượng thức ăn vừa đủ, cho bé uống thật nhiều nước. Đó là cách giúp con trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn được nhắc đến ở đây là các vi sinh vật như vi khuẩn hoặc nấm men có lợi cho cơ thể. Chúng không những tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn bảo vệ đường tiêu hóa trẻ nhỏ tránh các bệnh về đường ruột.
Do đó có rất nhiều lý do để các mẹ bổ sung lợi khuẩn cho trẻ như:
+ Xây dựng hàng rào bảo vệ tốt cho hệ tiêu hóa trẻ
Các Probiotics khi vào cơ thể có khả năng tiết các chất kháng khuẩn cũng như kích thích tiết các lớp màng nhầy. Điều này làm cho các vi khuẩn gây hại hạn chế khả năng bám dính, sinh sôi phát triển và gây bệnh trong hệ đường ruột của bé.
Không những thế, các lợi khuẩn còn được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ đường ruột như tiêu chảy, phục hồi các tổn thương ở niêm mạc ruột,…
+ Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ là cách giúp hệ đường ruột tăng khả năng hấp dưỡng chất từ bên ngoài. Bởi với vai trò chia nhỏ và phân cắt thức ăn của một số loại như: Protease, peptidase, amylase,… giúp cho quá trình phân giải và tiếp nhận chất dinh dưỡng của đường ruột diễn ra nhanh và triệt để hơn.
+ Trẻ thèm ăn hơn
Nhờ khả năng làm tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn của hệ tiêu hóa mà lượng thức ăn được đưa vào luôn được xử lý kịp thời, đều đặn. Thức ăn được đưa vào đến đâu, tiêu hóa đến đó mà không bị lưu trữ lại. Nhờ vậy mà bé không có cảm giác biếng ăn. Thậm chí, chúng còn kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
+ Giảm các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ
Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bởi khi mới sinh ra tất cả các hệ thống trong cơ thể nói chung cũng như hệ tiêu hóa nói riêng của trẻ chưa phát triển một hoàn hảo được. Chúng vẫn cần sự trợ giúp của các lợi khuẩn từ sữa mẹ hoặc từ chúng ta đưa vào,… Do đó, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ đầy đủ, kịp thời là điều mà các mẹ nên làm để hạn chế khả năng mắc các bệnh đường ruột ở trẻ.