Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng các biểu hiện của hội chứng rối loạn tiền đình thường gây ảnh hưởng và làm giảm sút trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy triệu chứng rối loạn tiền đình thế nào, làm sao để nhận biết sớm và nhanh chóng “đuổi bệnh”? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Nội dung
1. Tiền đình và rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống nằm trong hệ thần kinh, có vị trí ở ngay sau ốc tai hai bên. Với cấu trúc gồm tiền đình ngoại biên và tiền đình trung ương, hệ thống tiền đình đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là điều khiển hoạt động giữ thăng bằng và chuyển động của mắt. Qua đó, hệ thống tiền đình giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng được ở cả khi đứng, ngồi, đi hay kể cả cử động của chân, tay và các cơ quan khác như đầu, cổ,…
Vì thế, khi cơ thể mắc phải rối loạn tiền đình thì hiển nhiên chức năng của hệ thống này sẽ bị rối loạn theo, tức là hoạt động điều khiển thăng bằng và chuyển động của mắt không được thực hiện đúng.
Vậy cụ thể, việc các chức năng trên không được thực hiện đúng sẽ thể hiện ra như thế nào? Đây cũng chính là các triệu chứng rối loạn tiền đình ta cần lưu ý cảnh giác.
2. Triệu chứng rối loạn tiền đình cần hết sức cảnh giác
Hội chứng rối loạn tiền đình có rất nhiều dấu hiệu nhận biết, theo Hiệp hội Rối loạn tiền đình (VeDA) chúng ta có thể chia các triệu chứng này thành những nhóm sau:
a, Chóng mặt và choáng váng
Cụ thể có các biểu hiện:
- Về chóng mặt: là cảm giác quay tròn, quay tít (chóng mặt chủ quan, tự thấy mình chuyển động) hay cảm thấy như có người khác hoặc khung cảnh xung quanh chuyển động (chóng mặt khách quan) trong khi thực tế không có.
- Choáng váng: cảm giác lâng lâng, bồng bềnh hay rung chuyển
- Cảm giác bị đè nặng hay kéo về một hướng nào đó
b, Rối loạn thăng bằng và định hướng không gian
Trong trường hợp này, các triệu chứng rối loạn tiền đình bao gồm:
- Người bệnh mất cân bằng, vấp chân, khó khăn khi đi thẳng hay rẽ hướng
- Thao tác vụng về hoặc gặp khó khăn khi phối hợp
- Khó giữ thẳng tư thế, đầu thường bị nghiêng sang một bên
- Có xu thế nhìn xuống đất để xác nhận vị trí/hướng của mặt đất ở đâu
- Có xu hướng chạm hoặc bám vào cái gì đó khi đứng, hay chạm hoặc giữ lấy đầu khi ngồi
- Rất nhạy cảm với các thay đổi trên bề mặt bước đi hay là đồ giày dép
- Gặp khó khăn khi phải bước đi trong không gian tối
- Đau các cơ và khớp vì bị khó thăng bằng
c, Rối loạn thị giác
- Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc theo dõi đối tượng nào đó bằng mắt, hoặc người bệnh cũng có thể gặp tình trạng thấy vật hay chữ trên giấy như nhảy múa, nảy lên, trôi bồng bềnh hoặc mờ ảo
- Cảm thấy khó chịu trong môi trường dày đặc về phần nhìn như là ở đường phố, đám đông, trong cửa hàng hoặc khu bày nhiều mô hình
- Nhạy cảm với ánh sáng, tia lóa, các ánh đèn nhấp nháy hoặc chuyển động, trong đó đặc biệt là đèn huỳnh quang có thể gây tới nhiều rắc rối
- Lưu ý: nhạy cảm với một số loại màn hình máy tính và TV
- Có xu hướng tập trung vào các sự vật ở gần và độ khó chịu càng gia tăng khi phải tập trung ở khoảng cách xa
- Nâng tỉ lệ bị quáng gà, khó khăn khi đi trong không gian tôi
- Khả năng nhận biết độ sâu kém
d, Các thay đổi về thính giác
- Nghe kém; khả năng thính giác bị biến đổi hoặc dao động (lúc nghe được lúc không, bất ổn)
- Ù tai (tiếng rung chuông, tiếng gầm, tiếng vo vo, tiếng gió vù vù hoặc các âm thanh khác trong tai)
- Nhạy cảm với âm thanh lớn
- Những âm thanh lớn đột ngột phát ra có thể làm người bệnh gia tăng các triệu chứng rối loạn tiền đình về chóng mặt, choáng váng và mất thăng bằng.
e, Thay đổi về nhận thức
- Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc chú ý tới một vấn đề nào đó, rất dễ bị phân tâm
- Trí nhớ kém, hay quên
- Nhầm lẫn, mất phương hướng, khó khăn trong việc hiểu rõ các chỉ dẫn, hướng dẫn
- Khó khăn trong việc bắt kịp cuộc hội thoại đặc biệt là khi có tiếng ồn hoặc các chuyển động khác
- Mệt mỏi về tinh thần và/hoặc thể chất khi hoạt động
f, Thay đổi về tâm lý
- Giảm sút sự tự chủ, tự tin và lòng tự trọng
- Sinh tâm lý bất an, hoảng loạn, tự cô lập khỏi xã hội
- Đặc biệt có thể dẫn đến chứng trầm cảm
g, Các triệu chứng rối loạn tiền đình khác
Bên cạnh các nhóm biểu hiện trên thì rối loạn tiền đình cũng thường được báo hiệu qua việc:
- Buồn nôn và nôn
- Xuất hiện cảm giác “nôn nao” hay “say sóng” ở trong đầu
- Say tàu xe
- Cảm giác đầy ứ hai bên tai
- Đau tai
- Đau đầu
- Nói lắp
Ngoài ra hội chứng tai trong cũng có thể xuất hiện ngay cả khi không có bất kỳ dấu hiệu nào rõ ràng hoặc nghiêm trọng. Bạn cũng nên lưu ý rằng đa số các triệu chứng đơn lẻ trên có thể được gây ra trong những điều kiện không liên quan khác, do vậy hãy trao đổi với nhân viên y tế kĩ càng về tình trạng cụ thể của chính mình để được tư vấn đầy đủ và chính xác.
Khi nhận chẩn đoán rối loạn tiền đình, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống để phù hợp hơn với sức khỏe và đặc biệt là tránh những tác động cũng như tai nạn dễ xảy ra từ việc mất thăng bằng, vấp ngã, choáng váng, rối loạn tâm lý như kể trên.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình cũng rất cần được chú trọng. Với hội chứng mạn tính kéo dài này thì xu hướng mới trong y học hiện nay là lựa chọn các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu thiên nhiên để hạn chế tác dụng không mong muốn khi sử dụng lâu dài.
Trong đó phải kể đến Hoạt huyết T-đình G&P đã và đang nhận được sự tin dùng của nhiều bệnh nhân tiền đình trên toàn quốc, với tác dụng “3 trong 1”, vừa dứt điểm rối loạn tiền đình, vừa hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não, lại bồi bổ tế bào não bộ
Hoạt huyết T-đình G&P là sự hội tụ của tinh hoa y học thế giới và các thảo dược Việt với 3 nhóm thành phần:
+ Nhóm hoạt huyết giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não: tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, ginkgo biloba, nattokinase
+ Nhóm cải thiện dứt điểm rối loạn tiền đình: xuyên khung, cát căn,đại giả thạch, hải đới căn
+ Nhóm giảm đau, bồi bổ tế bào não bộ: cúc ngải vàng châu Âu, citicolin Mỹ, magie lactat