TẠI SAO NGƯỜI BỊ BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH DỄ BỊ SAY TÀU XE?

10/05/2023
Share

Say xe là nỗi ám ảnh của không biết bao nhiêu người. Thế nhưng, nếu bạn bị tiền đình, gần như chắc chắn bạn sẽ bị say mỗi lần đi tàu xe. Vì sao bệnh rối loạn tiền đình làm bạn say xe, và có cách nào để khắc phục không, hãy theo dõi thêm ở bài viết dưới.

Hệ thống tiền đình – Cơ quan duy trì thăng bằng của cơ thể

Tiền đình nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Là thành phần quan trọng thuộc hệ thống thần kinh, tiền đình giữ vai trò duy trì tư thế, dáng điệu, kết hợp cử động của mắt, đầu và thân. Các tín hiệu âm thanh, theo dây thần kinh thính giác (hay còn gọi là dây số 8) dẫn truyền về não và chuyển thành các xung thần kinh. Ốc tai là cơ quan có nhiệm vụ chuyển các xung này thành dạng điện thần kinh. Còn ba vòng bán khuyên gắn với ốc tai, có khả năng giúp cơ thể định vị được vị trí cơ thể trong không gian ba chiều, do hợp lại thành tạo hình 3D.

Tiến đình xương là một phần của mê nhĩ xương. Mê nhĩ xương là các hốc được đào trong phần xương ở thái dương, bao bên ngoài là các màng mềm gọi là mê nhĩ màng. Mê nhĩ xương rỗng ở giữa, mặt ngoài có cửa sổ bầu dục, mặt trong có ngách bầu dục và ngách cầu. Vị trí của mê nhĩ xương là thẳng góc với phần trục của xương đá – bộ phận hình hộp, chứa cầu nang và xoang nang.

Ngoài tiền đình xương, hệ thống tiền đình còn có các ống bán khuyên xương. Có tất cả ba ống vành hướng theo 3 chiều không gian của mặt sau tiền đình. Vuông góc trục xương đá là vành ngang. Vành đứng dọc thì song song với trục này, còn vành nằm ngang thì vuông góc với hai ống trên. Hai đầu của tiền đình đều nối thông với các ống. Một đầu là phình bán khuyên vì hình dáng phình rộng, có tác dụng điều chỉnh chiều hướng cho cơ thể và giữ cân bằng. Nếu ống bán khuyên có các bất thường, khi một người ngả đầu về một bên, cả ba ống đều bị kích thích, xảy ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.

Cũng là một phần của hệ tiền đình, ống bán khuyên màng thuộc mê nhĩ màng. Nó nằm trong ống bán khuyên xương. Nếu tính từ mảnh xoắn ốc tới ống xoắn ốc, ống bán khuyên màng chiếm 20% thể tích nền. Ngoài ra, mê nhĩ màng còn có một thành phần gọi là tiền đình màng, bao gồm soan nang và cầu nang. Hai bọng thông với nhau và với tiền màng. Nội dịch trong hai bọng này đi qua các ống nội dịch. Ống này phình ra ở phần đầu và đóng kín lại để ngăn nội dịch chảy ra tai.

Thế nào là rối loạn tiền đình?

Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương vì các nguyên nhân khác nhau, phần dẫn truyền thông tin sẽ có nhiều rối loạn và sai lệch. Từ đó, nếu không có sự chỉ đạo chính xác, hệ tiền đình không thể thực hiện được đúng chức trách của mình là kiểm soát thăng bằng của cơ thể. Các hệ lụy tiếp theo là hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn,…

Nguyên nhân của bệnh rất đa dạng và phong phú. Đôi khi một người mắc bệnh không phải vì một lý do, mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Y học hiện đại chủ yếu cho rằng tổn thương của hệ thống tiền đình là nguyên nhân chính. Đó có thể là do các chấn thương ở phần đầu, hoặc viêm tai giữa do nhiễm virus, vi khuẩn. Ngoài ra, khi bệnh nhân bị tắc nghẽn dòng máu nuôi não, thiếu máu lên não, hoặc vì lão hóa, các cơ quan không thể thực hiện được đúng chức năng như xưa, cũng là những lý do của chứng bệnh rối loạn tiền đình.

Sự xuất hiện của các triệu chứng, mức độ cũng như tần suất xảy ra là tùy thuộc vào từng cá nhân khác nhau. Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, càng cao tuổi thì các dễ có khả năng gặp vấn đề với hệ tiền đình, cùng với các biểu hiện cũng trầm trọng hơn. Điều tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Mỹ năm 2001 – 2004 cho thấy có tới 85% người trên 80 tuổi có các biểu hiện mất cân bằng. Con số này thậm chí đang ngày càng tăng lên trên toàn thế giới.

Chóng mặt, xây xẩm, ù tai, hoa mắt là những triệu chứng phổ biến nhất. Nhiều người còn bị buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, không thể đứng lên,… Rối loạn thị giác, thính giác cũng là những biểu hiện thường xảy ra. Ban đầu bệnh nhẹ, người mắc có thể chỉ có vài gián đoạn trong sinh hoạt, công việc. Nhưng ở những giai đoạn bệnh nặng hơn sau đó, tiền đình là một rào cản nghiêm trọng trong cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tập trung, suy nghĩ, thậm chí các hoạt động nhỏ thường ngày như đi lại, ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn.

Tại sao người bệnh rối loạn tiền đình dễ bị say tàu xe?

Chuyển động được não cảm nhận thông qua các con đường khác nhau của hệ thần kinh, bao gồm tai trong, mắt và các mô của bề mặt cơ thể. Khi cơ thể được di chuyển có chủ ý, ví dụ như khi đi bộ, đầu vào từ tất cả các con đường đều được điều phối bởi não bộ.

Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các  thông điệp mâu thuẫn của các hệ thống cảm giác: tai trong, mắt, thụ thể áp lực da, và các thụ thể cảm giác cơ và khớp.
Khi hệ thần kinh trung ương tiếp nhận các thông điệp mâu thuẫn của tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các thụ thể cảm giác cơ – khớp, tức là từ hệ thống giác quan, sẽ gây ra hiện tượng say tàu xe. Ví dụ, khi đi xe hay ngồi trên tàu, thuyền, tai trong sẽ có cảm nhận chuyển động lên, xuống, trái, phải, nhưng mắt lại chỉ nhìn thấy những cái tĩnh giống như không có sự di chuyển nào cả. Từ đó, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về sự xung đột giữa các thông tin đầu vào chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng say tàu xe.

Do đó, người bệnh rối loạn tiền đình khi đi xe rất hay bị say vì hệ tiền đình với nhiệm vụ chính là cảm nhận các chuyển động và truyền các tín hiệu nhằm giữ cân bằng của cơ thể đang gặp vấn đề. Khi lên xe, với các chuyển động liên tục và bất thường, hệ tiền đình khó có thể gửi chính xác các thông tin để duy trì cân bằng, khiến não bộ bị hỗn loạn và gây ra tình trạng say xe.

Biện pháp phòng tránh say xe cho bệnh nhân tiền đình

Vì nguy cơ cao sẽ bị say khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông, người bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức để xử trí và chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng khi cần thiết.

Uống thuốc chống say trước khi lên xe khoảng 40 phút là một phương án hợp lý. Vì các thuốc này thường chứa các dược chất kháng Histamin H1, cũng dùng để điều trị bệnh tiền đình, nên rất thích hợp để phòng ngừa say tàu xe. Nên chú ý uống thuốc trước đúng thời gian và đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi lên xe, hãy cố gắng nhìn vào các điểm xa, tập trung tầm nhìn ở những điểm cố định nhất có thể để các tín hiệu về não được nhất quán hơn, từ đó có thể hạn chế tình trạng say xe. Đừng cố gắng đọc sách hay dùng điện thoại vào lúc này, vì tầm nhìn gần lúc này có thể kích thích các cơn tiền đình xảy ra. Cũng tránh đi lại hay chuyển động nhiều, ngồi ngược với hướng đi của xe hay ngồi nghiêng lệch góc, vì những điều này rất dễ làm bạn bị say.

Tuy vậy, sử dụng Hoạt huyết T – đình G&P để kiểm soát chứng rối loạn tiền đình từ gốc mới là phương pháp được đánh giá nên áp dụng nhất. Đặc biệt, thành phần của  Hoạt huyết T – đình G&P ngoài khả năng dứt điểm căn bệnh rối loạn tiền đình, còn có thêm các hoạt chất tăng cường máu lên não, ổn định huyết áp, chống say tàu xe, sẽ giúp đi tàu xe không còn là nỗi ám ảnh của người mắc tiền đình. Hoạt huyết T-đình G&P hội tụ của tinh hoa y học thế giới và các thảo dược Việt với 3 nhóm thành phần:

+ Nhóm hoạt huyết giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não: tinh dầu thông đỏ, ginkgo biloba, nattokinase

+ Nhóm cải thiện dứt điểm rối loạn tiền đình: xuyên khung, cát căn,đại giả thạch, hải đới căn

+ Nhóm giảm đau, bồi bổ tế bào não bộ: cúc ngải vàng châu Âu, citicolin Mỹ, magie lactat

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!