Mẹ có nên sử dụng thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ ?

08/12/2022
Share

Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện rất dễ bị tấn công bởi mầm bệnh và các tác nhân gây hại, trẻ ốm vặt liên miên khiến mẹ luôn lo lắng. Với mong muốn giúp con khỏe mạnh hơn, nhiều mẹ đã chọn việc sử dụng các sản phẩm “thuốc” hay thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Điều này có thực sự đúng đắn?

Dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu

Thông thường với trẻ có sức đề kháng yếu thường có những biểu hiện dưới đây:

Trẻ thường xuyên ốm vặt

Trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ gặp các bệnh lý về đường hô hấp như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm họng … do thời tiết thay đổi. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu.

Trẻ bị mất nước

Cũng giống như người lớn, nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Nước chiếm đến 70% trọng lượng của cơ thể, nên khi trẻ có dấu hiệu mất nước cần được bổ sung kịp thời. Những biểu hiện mất nước ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết như da khô, niêm mạc nhợt nhạt, trẻ đi tiểu ít, khóc không có nước mắt… Cho nên, trẻ bị mất nước cũng là dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu.

Trẻ thèm đường

Có thể bạn chưa biết một dấu hiệu nữa cho thấy sức đề kháng của trẻ bị suy yếu đó là trẻ thèm đường, thèm đồ ngọt. Khi trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nhiều đường cũng là lý do khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu.

Trẻ biếng ăn

Trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh thì trẻ sẽ ăn uống bình thường. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như chán ăn, bỏ bú thì bạn cần theo dõi trẻ kỹ lưỡng. Bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu sức đề kháng của trẻ bị suy giảm.

Trẻ tiêu hóa kém

Thêm một trong những dấu hiệu nữa mà bạn cần chú ý ở trẻ có sức đề kháng kém đó là hệ tiêu hóa của trẻ phát triển kém, không hoặc kém hấp thụ thức ăn. Trẻ gặp phải một số triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, trẻ đi ngoài phân sống. Lâu ngày trẻ dễ bị còi xương suy dinh dưỡng do không được hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể.

Vết thương hở lâu lành

Theo như nhận định của các bác sĩ nhi khoa, chuyên gia y tế đầu ngành cho rằng: vết thương lâu lành cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có những vết thương lâu lành, thì phần lớn là do hệ miễn dịch của trẻ yếu kém.

Trẻ có khả năng chịu đựng kém

Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, không chịu vận động, không có năng lượng để hoạt động. Đặc biệt là trẻ không hào hứng với những hoạt động vui chơi thể chất như những trẻ khác. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nét mặt, cảm giác trẻ luôn bơ phờ, thèm ngủ là biểu hiện cho thấy tình trạng sức đề kháng của trẻ yếu.

Có nên sử dụng “thuốc” tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?

Với mong muốn con luôn khỏe mạnh, giảm ốm vặt, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ nhiều mẹ đã tìm nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho con yêu. Trong đó, việc sử dụng các loại “thuốc” – thực phẩm chức năng để  tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ được nhiều mẹ quan tâm, và không ít mẹ đã cho con mình sử dụng. Tuy nhiên, không ít mẹ cũng phân vân, các dạng sản phẩm này có ảnh hưởng xấu đến con yêu của mình hay không.

Theo các chuyên gia, mẹ có thể dùng các sản phẩm  tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhưng bắt buộc phải tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Bởi thuốc hay các thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch cho trẻ về bản chất sẽ chứa nhiều thành phần không phải là tự nhiên, và khi lạm dụng hoặc dùng không đúng khuyến cáo sẽ có ảnh hưởng nhất định đến trẻ. Trước khi cho trẻ uống hay sử dụng mẹ cần phải đọc kỹ các thành phần của sản phẩm,  và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sản phẩm là phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của trẻ.

Lạm dụng thuốc tăng đề kháng cho trẻ gây hậu quả gì?

Với bất kỳ một loại thuốc bổ hay thực phẩm bổ sung nào nếu dùng không đúng đều mang lại những tác dụng phụ và hậu quả đáng lo. Việc bổ sung một lượng thuốc bổ không đúng cách vào cơ thể trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khiến trẻ dậy thì sớm do lượng hormone tăng cao, trẻ chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu cho trẻ dùng thuốc không đúng cách, thuốc bổ sẽ gây nên một số tác dụng ngược như:

– Bổ sung lượng Canxi với hàm lượng cao khiến trẻ dễ bị sỏi thận, đồng thời làm giảm quá trình cơ thể hấp thu các dưỡng chất khác như: sắt, kẽm, magie…

– Hoặc bổ sung quá nhiều sắt cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

– Một số vitamin như A, D, K, E nếu bổ sung quá tải mà cơ thể trẻ không thể đào thải kịp, dễ gây ngộ độc, tích lũy ở gan ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

– Một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng khi bổ sung hàm lượng vitamin B1, B6, B12, thậm chí có thể gây sốc phản vệ

Đặc biệt, nếu không sử dụng đúng thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ có thể gây nên một số rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, trẻ mệt mỏi, chóng mặt, biếng ăn (do mất cân bằng dinh dưỡng)

Những cách tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả

Để tăng sức đề kháng cho trẻ một cách hiệu quả để giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, cũng như giúp trẻ tạo nên hàng rào miễn dịch vững chắc, ngăn chặn sự tấn công của những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Dưới đây là một số biện pháp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, bạn có thể áp dụng để giúp hệ miễn dịch của trẻ được phát triển hoàn thiện hơn.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì bú mẹ  tới khi bé 2 tuổi. Trẻ sau 6 tháng cần có một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ hợp lý.

– Nên tăng cường cho trẻ ăn rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch. Tránh cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Hoặc các đồ ăn ngọt, bánh kẹo, nước ngọt… cũng cần được hạn chế tối đa. Bởi vì nghiên cứu cho thấy thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao sẽ làm suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây hại.

– Cần cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp. Không nên để trẻ ngồi hoặc nằm lì một chỗ, hay bế ẵm trẻ suốt ngày.

– Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác bị bệnh hoặc những người xung quanh đang mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, cúm…

– Khi trẻ bị ốm, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt là không tự ý sử dụng kháng sinh hay cho trẻ uống các thuốc khác mà không có sự tư vấn kê đơn của bác sĩ. Thay vào đó, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, mẹ có thể lựa chọn bổ sung các loại thực phẩm, các loại sữa công thức có chứa hàm lượng cao sữa non, các chất kháng thể HMO, Lactoferrin và giàu các chất dinh dưỡng: kẽm, đồng, selen,…  như là Mama sữa non Star 1, Mama sữa non Star 2, Mama sữa non Star Biotic… để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật hiệu quả.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!