Dấu hiệu bất thường khi mang thai cần đi khám ngay

12/12/2022
Share

Dấu hiệu bất thường khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của bà bầu và thai nhi. Đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây.

Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh

Mặc dù cổ tử cung giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và đôi khi sẽ có một chút máu đi kèm ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Thế nhưng nếu lượng máu âm đạo chảy liên tục kèm theo sốt, đau hoặc ớn lạnh thì hãy nhập viện để được kiểm tra ngay.

Bởi vì nó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm, thậm chí dọa sảy, sảy thai.

Bà bầu nhức đầu, choáng ngất  và chóng mặt

Nhức đầu, chóng mặt và đôi khi ngất trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể do ốm nghén, tình trạng liên quan đến huyết áp.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy chóng mặt, mờ mắt, đau đầu dữ dội hay thường xuyên ngất xỉu thì đây có thể là một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai, là triệu chứng mất nước và động thai.

Lúc này, bà bầu nên:

– Uống chút nước ấm và ngồi yên, không nên đi lại nhiều và nên nằm nghiêng bên trái;

– Gọi bác sĩ và được thăm khám kịp thời.

Bà bầu thường xuyên đi tiểu gắt và đau buốt

Mặc dù đi tiểu thường xuyên là triệu chứng phổ biến trong quá trình mang thai do thai nhi ngày một lớp và di chuyển xuống dưới chèn ép bàng quang.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đi tiểu gắt và đau buốt ở bàng quang, niệu đạo thì đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây ra tình trạng sinh non hoặc trẻ thiếu cân.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bà bầu có những triệu chứng này để điều trị ngay.

Để phòng bệnh, hãy:

– Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt cho hệ tiết niệu mà rất tốt cho mẹ trong thời kỳ mang thai;

– Mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh vùng kín thật tốt;

– Mặc đồ lót bằng vải cotton mềm và sạch sẽ.

Những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng

Mang thai khiến vùng chậu phải chịu nhiều áp lực và có thể đau nhẹ vào giai đoạn sau của thai kỳ.

Thế nhưng nếu mẹ bị những cơn đau nghiêm trọng, liên tục kèm theo sốt thì đây là dấu hiệu bất thường khi mang thai, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu. Hãy:

– Cố gắng uống nhiều nước;

– Gọi bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời!

Nôn kèm sốt hoặc đau

Buồn nôn vào mỗi sáng là triệu chứng điển hình của các thai phụ khi ốm nghén nhưng nếu nôn nhiều hơn một lần một ngày kèm theo sốt và đau thì nên gặp bác sĩ.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến thai phụ mất khả năng dung nạp thức ăn thì chắc chắn sẽ thiếu dinh dưỡng trầm trọng cho cả mẹ và bé.

Ớn lạnh hoặc sốt cao hơn 39 độ C: Dấu hiệu bất thường khi mang thai

Sốt cao khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho bản thân thai phụ và cả cho bé.

Nhiệt độ cơ thể luôn cần được duy trì ổn định, nếu gián đoạn thì có thể dẫn đến sẩy thai.

Sốt cao là dấu hiệu bất thường khi mang thai, nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nào đó mà mẹ bầu đang mắc phải.

Dịch âm đạo tiết bất thường

Nếu dịch âm đạo đậm đặc và tiết ra với mật độ quá nhiều kèm những cơn co thắt trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức.

Điều này thông thường là dấu hiệu sinh non.

Bàn tay, bàn chân hoặc mặt đột ngột sưng

Về cuối thai kỳ, bàn tay, chân hoặc mặt của người mẹ có thể phù nhẹ do tăng cân hoặc “xuống máu”. Nhưng nó chỉ từ từ và ở mức nhẹ.

Nếu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba mà bàn tay và khuôn mặt của bạn bị sưng lên đáng kể hoặc đột ngột thì chứng tỏ là cơ thể bạn đang giữ nước trên mức bình thường.

Đây chính là một trong những dấu hiệu tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng và đòi hỏi thăm khám ngay.

Thai nhi thiếu vận động: Dấu hiệu bất thường khi mang thai cần đi khám ngay

Hầu hết các bác sĩ khuyên người mẹ nên tự kiểm tra sự phát triển của thai nhi một vài lần trong một ngày. Bé ít nhất có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút. Từ tuần thứ 32 của thai kỳ, toàn bộ các giác quan của thai nhi đã hoàn thiện và có thể cảm nhận được mọi cử động của mẹ.

Nếu người mẹ thử để ý mà không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của bé thì nên uống một ly nước trái cây (loại đường tự nhiên có thể thúc đẩy em bé chuyển động), sau đó nằm nghiêng bên trái trong một căn phòng yên tĩnh khoảng 30 phút.

Nếu sau khi thử tiếp lần thứ hai mà mẹ vẫn  không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên nhanh chóng nhập viện ngay.

Lời khuyên để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho đến khi mẹ tròn con vuông, người mẹ nên:

– Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ;

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ;

– Quan tâm đến biểu hiện cơ thể, quan sát cử động thai nhi hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất thường;

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!