Chóng mặt, mất thăng bằng có phải biểu hiện của rối loạn tiền đình?

20/04/2023
Share

Bạn thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, đầu óc quay cuồng hoặc mất thăng bằng? Những dấu hiệu này có phải biểu hiện của rối loạn tiền đình hay không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Chóng mặt có phải biểu hiện của rối loạn tiền đình không?

Chóng mặt là thuật ngữ dùng để miêu tả một loạt các cảm giác như nhìn mờ đi, nặng đầu, cảm giác như môi trường xung quanh đang quay hoặc di chuyển. Những cơn choáng váng thường xuyên hoặc chóng mặt liên tục có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn. Hoạt động đi lại, đứng lên ngồi xuống diễn ra khó khăn, người bệnh dễ bị ngã. Chóng mặt có thể đi kèm với buồn nôn khiến bạn cần phải ngồi yên hoặc nằm nghỉ ngơi.

Chóng mặt là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình. Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt là do rối loạn tai trong, tuần hoàn kém, chấn thương, đau nửa đầu hoặc nhiễm trùng.

Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất thăng bằng nếu tim bạn không bơm đủ máu lên não. Nguyên nhân bao gồm:

– Huyết áp tâm thu giảm đáng kể, có thể dẫn đến tình trạng lâng lâng hoặc cảm giác ngất xỉu. Nó có thể xảy ra sau khi ngồi dậy hoặc đứng quá nhanh. Tình trạng này còn được gọi là hạ huyết áp thế đứng.

– Tuần hoàn máu kém: Các tình trạng như bệnh cơ tim, đau tim, rối loạn nhịp tim và cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gây chóng mặt. Và việc giảm thể tích máu có thể gây ra thiếu hụt lưu lượng máu đến não hoặc tai trong của bạn.

Mất thăng bằng trong rối loạn tiền đình

Mất thăng bằng là một biểu hiện của rối loạn tiền đình. Mất thăng bằng làm cho người bệnh khó đi thẳng, chao đảo, dễ bị vấp ngã. Người bệnh thường vụng về hoặc khó khăn trong việc kết hợp chân, tay trong sinh hoạt, khó duy trì tư thể đứng thẳng, đầu có thể nghiêng sang một bên. Khi đi lại, bệnh nhân có xu hướng nhìn xuống đất để xác định vị trí của mặt đất, có xu hướng chạm hoặc giữ một cái gì đó khi đứng. Bệnh nhân sẽ khó đi lại trong bóng tối, thường bị đau cơ và khớp.

Nguyên nhân dẫn đến mất thăng bằng là do sự ngắt quãng, có vấn đề truyền thông tin từ tiền đình, tiêu não đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Chóng mặt, mất thăng bằng liên hệ với rối loạn tiền đình thông qua sự cân bằng. Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não xử lý thông tin, kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của các cơ quan như mắt. Cân bằng tốt phụ thuộc vào thông tin cảm giác chính xác, sử dụng đúng thông tin đó ở não và phản ứng đúng từ cơ bắp.

Làm thế nào để điều trị rối loạn tiền đình?

Kế hoạch điều trị của bệnh nhân có thể bao gồm một hoặc kết hợp các phương pháp sau đây:

– Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống : Đối với bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình, giảm lượng muối có thể giúp giảm triệu chứng. Một số người bị chóng mặt liên quan đến chứng đau nửa đầu cũng có thể phòng ngừa bằng cách giảm lượng caffeine, rượu, nicotine và sô cô la. Bệnh nhân bị tụt huyết áp khi đứng (hạ huyết áp thế đứng) có thể cần uống nhiều nước hơn, không đứng lên quá nhanh khi đang nằm.

– Sắp xếp lại không gian sống, các đồ dùng trong nhà: Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa té ngã. Ngoài ra bạn có thể sử dụng gậy đi bộ để hỗ trợ cân bằng trong quá trình di chuyển

– Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng trong điều trị rối loạn tiền đình. Người bệnh cần lên một kế hoạch luyện tập cụ thể, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Chương trình tập thể dục bắt đầu với những động tác nhẹ nhàng, sau đó tăng dần độ phức tạp lên. Tập thể dục cũng là một cách để giảm căng thẳng do làm việc, ngồi máy tính quá lâu, ngăn ngừa chứng đau đầu.

– Liệu pháp tâm lý: Các triệu chứng từ rối loạn tiền đình là vô hình và không thể đoán trước, và chúng thường gây ra một loạt các tác động tâm lý. Bệnh nhân có thể cảm thấy mặc cảm, đau khổ khi không thể làm việc, hoạt động như ý muốn, nghĩ bản thân là một gánh nặng cho gia đình. Lâu dần, những cảm giác này sẽ dẫn đến trầm cảm, và nặng hơn, bệnh nhân có thể tìm đến cái chết. Vì vậy, một liệu pháp tâm lý kịp thời, sự trao đổi, động viên của những người xung quanh sẽ giúp cho người bị rối loạn tiền đình bớt mặc cảm, có động lực chữa trị hơn.

– Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Những bài tập tái tạo cân bằng sẽ giúp bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có thể thích nghi với các triệu chứng bệnh, duy trì thể chất.

– Xoa bóp: Các động tác xoa bóp đơn giản ở trán, sau gáy, hai hố mắt sẽ giúp điều hòa khí huyết, làm giảm các cơn đau do chóng mặt, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.

– Bấm huyệt: chỉ cần dành ra khoảng 20 phút mỗi ngày để bấm huyệt sẽ giúp lưu thông máu trong cơ thể, giảm đau nhức, chóng mặt.

– Ngâm chân trong nước nóng: Biện pháp đơn giản này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, hạn chế chóng mặt.

Chóng mặt, mất thăng bằng là các biểu hiện của rối loạn tiền đình thường gặp nhất. Bạn không nên quá lo lắng hoặc bi quan về tình trạng bệnh của mình. Kiên trì điều trị, không bỏ cuộc, nhất định bạn sẽ chiến thắng bệnh rối loạn tiền đình.

Ngoài các phương pháp giúp bệnh nhân điều trị rối loạn tiền đình ở trên, bạn có thể kết hợp thêm các thảo dược để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh. Trong số đó nổi bật là các thảo dược như

Ginkgo biloba của Nhật Bản giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do, điều hòa vận mạch, ổn định màng tế bào, ức chế kết tập tiểu cầu nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm tình trạng đau nửa đầu.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc được chiết xuất từ lá thông đỏ, được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm có tác dụng hoạt huyết, thông huyết mạch, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu do khí huyết lưu thông kém, thiếu máu não.

Nattokinase enzyme chiết xuất từ đậu nành lên men, là một thần dược trong chăm sóc sức khỏe từ Nhật Bản, có khả năng phá tan và phòng chống sự hình thành cục máu đông, hiệu quả gấp 4 lần so với enzyme plasmin nội sinh của cơ thể, giúp thông huyết mạch, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm đau đầu, đau nửa đầu do thiếu máu não gây ra.

Cúc ngải vàng châu Âu, một loài thảo dược mọc nhiều ở châu Âu và phía Tây Mỹ có công dụng điều hòa chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin, qua đó giúp giảm tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.

4 loại thảo dược trên đều có trong thành phần công thức sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P, đang được hàng nghìn nhà thuốc và bệnh nhân thiếu máu não tin dùng. Sản phẩm đem đến hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ cho người sử dụng.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!