15 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu não và giải đáp

20/04/2023
Share

Thiếu máu não gây mất tập trung, suy giảm khả năng phân tích hoặc lên ý tưởng cho công việc, làm đình trệ công việc được giao. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến của bạn. Để có thể chữa trị thành công bệnh thiếu máu não, bạn cần hiểu rõ về căn bệnh bản thân đang mắc phải. Dưới đây là 15 câu hỏi thường gặp, sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh thiếu máu não.

1. Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của não. Thiếu máu não ảnh hưởng đến một hoặc một số vùng trên não, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Thiếu oxy lên não trong thời gian từ 3 đến 5 giây cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Điều gì xảy ra khi bạn bị thiếu máu não?

Khi bạn bị thiếu máu não, quá trình dẫn truyền máu bị gián đoạn, oxy và dưỡng chất không cung cấp đủ cho não. Các tế bào não sẽ bị chết, dẫn đến đột quỵ, rối loạn chức năng các cơ quan khác.

3. Các triệu chứng của thiếu máu não là gì?

Các triệu chứng bệnh của thiếu máu não thường khó phân biệt với triệu chứng của các bệnh thông thường như cảm cúm, đau dạ dày. Khi các triệu chứng đã rõ ràng thì bệnh đã phát triển nặng hơn. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu não là: Rối loạn thị lực, nhìn đôi, nhìn ba, hoa mắt. Đau đầu, giảm trí nhớ. Rối loạn thính giác. Rối loạn cảm giác, vận động. Chân tay đau, nhức mỏi, gây khó khăn trong hoạt động.

4. Tại sao một số bệnh nhân không thể xác định các triệu chứng thiếu máu não của mình?

Theo bác sĩ Nguyễn Hạnh (BV Bạch Mai): Khi thiếu máu não, bệnh nhân bị tổn thương não, ảnh hưởng đến khả năng phân tích, suy nghĩ, rối loạn chức năng nhiều cơ quan, nên không thể nhận thức chính xác vấn đề của chính mình. Khi tình trạng bệnh diễn biến nguy hiểm, cấp tính, cần kíp nhất là có ai đó xung quanh nhận ra và hành động nhanh chóng.

5. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thiếu máu não?

Có nhiều rất nhiều nguyên nhân thiếu máu não. Một trong những nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch. Các mảng bám, chủ yếu là chất béo tích tụ lại, bám vào thành động mạch, gây hẹp và làm cứng động mạch của bạn. Từ đó, làm chậm lưu lượng máu, dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não.
Bạn cũng có thể bị thiếu máu não do các cục máu đông. Các mảng bám xơ vữa là một vấn đề, nhưng đôi khi có thể hình thành cục máu đông. Điều này gây ra một điểm tắc đột ngột và nghiêm trọng cho dòng máu chảy của bạn. Đây cũng là những căn cứ để có thể chẩn đoán thiếu máu não khi đi khám tại bệnh viện.

6. Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu não là gì?

Theo bác sĩ Trần Anh Tiến (BV Nhiệt đới TW): Những yếu tố nguy cơ của thiếu máu não là: Huyết áp không ổn định, mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, bệnh hồng cầu hình liềm, lượng cholesterol cao hoặc tiền sử gia đình bị đột quỵ. Nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên nếu bạn hút thuốc hoặc uống nhiều rượu.

7. Điều trị thiếu máu não như thế nào?

Thiếu máu não cấp độ nặng thường dẫn đến đột quỵ. Thông thường, để điều trị thiếu máu não sẽ bao gồm các biện pháp phòng ngừa bệnh, điều trị ngay sau đột quỵ và phục hồi chức năng sau đột quỵ. Các biện pháp phòng ngừa dựa trên việc điều trị các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của thiếu máu não. Các phương pháp điều trị bệnh cấp tính, cố gắng ngăn chặn đột quỵ trong khi nó đang xảy ra bằng cách làm tan cục máu đông hoặc bằng cách cầm máu nếu xuất huyết. Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất cho thiếu máu não và đột quỵ.

8. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não?

Thiếu máu não dẫn đến nhiều bệnh tật nghiêm trọng, kéo dài. Khoảng thời gian để phục hồi sau khi bị đột quỵ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Để giảm nguy cơ bị thiếu máu não, hãy theo dõi huyết áp, mức cholesterol thường xuyên. Bạn cũng cần có một chế độ ăn khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, làm việc liên tục trong một thời gian quá dài. Nếu đang hút thuốc lá hay uống rượu, bạn nên từ bỏ chúng ngay từ bây giờ để giảm nguy cơ mắc bệnh.

9. Những thay đổi chế độ ăn uống nào bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não? Người thiếu máu não ăn gì? Không nên ăn gì?

Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa vitamin nhóm B, kẽm, sắt,… vào chế độ ăn của mình. Ăn nhiều loại rau, trái cây, các loại hạt, đậu. Sử dụng các loại thực phẩm ngũ cốc, chủ yếu là nguyên hạt và các loại chất xơ cao như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, lúa mạch. Giảm chất béo, uống nhiều nước.
Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên. Hạn chế bơ, kem, dầu dừa, các đồ uống có chứa muối, đồ uống chứa đường bổ sung như bánh kẹo, nước ngọt, nước tăng lực, đồ uống thể thao.

10. Thuốc lá ảnh hưởng đến bệnh thiếu máu não như thế nào?

Nicotine trong thuốc lá làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, làm hẹp mạch máu. Do đó, thuốc lá làm giảm lưu thông máu lên não, ảnh hưởng lớn đến não bộ. Carbon Monoxide trong khói thuốc lá hấp thụ vào máu, làm giảm khả năng vận chuẩn oxy của hồng cầu. Lượng oxy giảm dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Thuốc lá gây nguy hiểm đến sức khỏe của người hút và những người thân xung quanh. Vì vậy, hãy từ bỏ nó ngay hôm nay.

11. Bạn nên làm gì nếu nghĩ ai đó đang bị đột quỵ?

Nếu bạn tin rằng ai đó đâng bị đột quỵ, nếu người đó mất dần khả năng nói, di chuyển cánh tay hay chân, bị tê liệt mặt một bên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Điều trị đột quỵ ngay lập tức có thể cứu sống ai đó và tăng cường cơ hội phục hồi và phục hồi thành công.

12. Làm thế nào để tôi biết tôi bị đột quỵ?

Nếu bạn cảm thấy bất kỳ thay đổi đột ngột nào đối với khả năng thể chất hoặc trạng thái tinh thần của bạn, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức. Đột quỵ có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng có một vài dấu hiệu phổ biến. Một cách hay để ghi nhớ các dấu hiệu đột quỵ là “F.A.S.T”:
F (face) – Mặt gục xuống một bên hoặc bị tê
A (arm) – Tay yếu, tê tay
S (speech) – Khó nói, nói chậm đột ngột hoặc không thể nói
T (time) – Thời gian rất quan trọng. Gọi cấp cứu ngay lập tức.

13. Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm đến tính mạng không?

Biến chứng của bệnh thiếu máu não gây nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng xuất huyết não. Tuy nhiên, các biến chứng khác vẫn có thể gây hại đến sức khỏe của bạn, làm giảm chức năng các cơ quan. Khi đến một ngưỡng nào đó, các cơ quan bị suy giảm chức năng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều bệnh tật khác hoặc có thể gây tử vong.

14. Môn thể thao nào phù hợp với bệnh thiếu máu não?

Người bị bệnh thiếu máu não nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, cường độ từ nhẹ nhàng đến mạnh tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn môn thể thao cho mình như cầu lông, đạp xe, bơi lội hay yoga để tập luyện mỗi ngày.

15. Bạn có thể hồi phục sau khi bị đột quỵ?

Người giỏi đối phó với bệnh, người đó sẽ trở nên tốt hơn. Khi bạn đã hiểu rõ về thiếu máu não, nắm được các phương pháp điều trị và hồi phục sau đột quỵ, chỉ cần bạn kiên trì thực hiện, nhất định bạn sẽ hồi phục.
Để tăng cường tuần hoàn não và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh thiếu máu não, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng kết hợp với các biện pháp phòng ngừa trên.
Một trong những sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng hiện nay là Hoạt huyết T-Đình G&P của tập đoàn liên doanh dược G&P France. Sản phẩm được làm từ các dược liệu quý, với công nghệ bào chế hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả điều trị, phòng bệnh tốt nhất cho người sử dụng.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!